Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng
XHCN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hoá của dân tộc
và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước và phát triển đúng
đắn cho dân tộc ta. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn luôn phủ định, xuyên
tạc chủ nghĩa Mác - Lênin và cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sai
lầm khi lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho con đường phát triển
của xã hội Việt Nam. Thế nhưng, họ càng phủ nhận thì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh càng được tôn vinh, tỏa sáng. Xét cả về mặt lý luận và thực
tế cho thấy, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận chính trị
cơ bản, nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam.
Tư
tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội là: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng
con người, nhằm đưa Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa - phong kiến
trở thành một nước độc lập, tự chủ, có nền kinh tế phát triển bền vững, con
người được giải phóng khỏi ách áp bức, bất công, được phát triển tự do, toàn
diện, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng với lòng hận thù, chống cộng
điên cuồng, các thế lực thù địch, hay những người nhân danh là “nhà dân chủ”
thường rêu rao rằng, đi theo con đường này sẽ đưa dân tộc Việt Nam vào ngõ cụt;
bởi thế, cần từ bỏ nó để “kịp đi với con đường chung mà thế giới hiện nay đang
đi” - con đường tư bản chủ nghĩa.
Thực
tế, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ
dẫn cho việc tập hợp sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nhắm tới mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam nhất thiết
phải có lực lượng. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không
phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, sắc tộc, giàu nghèo, gái trai, vùng miền,… Để
tập hợp lực lượng, Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của toàn dân tộc giữ vai trò lãnh đạo. Sự trong sạch, vững mạnh
của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết, quyết định đảm bảo cho cách
mạng Việt Nam luôn giành thắng lợi. Hiện nay, các thế lực thù địch chĩa mũi
nhọn vào việc chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi, Đảng ta là lực lượng lãnh
đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chúng tìm mọi cách để thực hiện “diễn
biến hòa bình”, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đòi phủ nhận Điều 4 Hiến
pháp 2013 của nước ta. Lúc công khai, khi ngấm ngầm, chúng tìm mọi cách chia rẽ
nội bộ, phá vỡ khối đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà
nước, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan,… nhằm gây mất ổn định chính trị -
xã hội, phủ nhận giá trị, làm lu mờ, mất sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra hệ thống quan điểm về xây dựng một xã hội mới, xây
dựng văn hóa và con người Việt Nam với chuẩn mực đạo đức cách mạng. Xã hội mới
ở đây là xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội theo
tư tưởng Hồ Chí Minh là: có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn với tiến bộ
khoa học, kỹ thuật và văn hoá; có nền tảng kinh tế là chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu và nguyên tắc phân phối theo lao động; có chế độ chính
trị do nhân dân làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản; có hệ thống các quan hệ xã hội công bằng, bình đẳng, dân giàu,
nước mạnh, không còn chế độ bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập
giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn.
Tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho sự phát triển vững chắc của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, có người muốn
tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin hoặc tìm mọi cách đả
kích, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh và “bôi đen” đạo đức của Người, nhằm thực
hiện cái gọi là “hạ bệ thần tượng”, lung lạc những người nhẹ dạ, cả tin, phủ
nhận những giá trị cơ bản, đúng đắn trong tư tưởng của Người. Cần phải khẳng
định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin có mối quan hệ khăng
khít, là một chỉnh thể làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở, là nguồn gốc của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì không thể có tư tưởng Hồ
Chí Minh. Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, chỉ cần nêu tư tưởng Hồ Chí Minh là
đủ, hay tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam cũng là quan
điểm sai trái. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nhưng không có nghĩa
cách mạng Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ. Ý kiến này tưởng như đề
cao tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng kỳ thực lại là xuyên tạc và hạ thấp tư tưởng của
Người. Chỉnh thể làm nên hệ tư tưởng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là giá trị không thể phủ nhận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét