Gần đây trên trang Facbook Việt
Tân có đăng tải bài viết có tiêu đề: Làm thế nào để thực hành tinh thần dân chủ
đa nguyên. Nội dung bài viết nhằm mục đích kích động, lôi kéo cá nhân, nhóm người
và tổ chức đòi dân chủ đa nguyên ở nước ta. Cụ thể, bài viết cho rằng một bộ phận
không nhỏ người Việt hiện đã và đang đấu tranh để thay đổi thể chế, thay đổi thực
trạng xã hội với mục đích xây dựng một đất nước Việt Nam theo chủ thuyết dân chủ,
đa nguyên. Cuộc đấu tranh diễn ra đã nhiều năm, lúc thăng lúc trầm nhưng chưa
lúc nào có được sự đoàn kết cao giữa các tổ chức, hội nhóm, cá nhân. Lý do là bởi
luôn vướng vào “một điều gì đó” làm cho bị cản trở, phân rã, rời rạc và kém hiệu
quả. “Một điều gì đó” là cái gì? Tác giả bài viết còn trách móc những cá nhân,
nhóm người, tổ chức không tiến hành đòi dân chủ đa nguyên. Đồng thời chỉ ra
cách thức, biện pháp tiến hành dân chủ đa nguyên trong tương lai. Theo đó, để
tiến hành dân chủ đa nguyên cần phải học và thực hành hằng ngày trong đời sống
thông qua đối thoại trực tiếp lẫn gián tiếp; thực hành trong gia đình, ngoài xã
hội và nhất là trên mạng xã hội. Điều đầu tiên cần làm là phải loại bỏ thói chỉ
trích và phán xét ẩu. Khi còn hai thói xấu này trong tư duy thì sẽ không thể
nào thực hành được tinh thần dân chủ, đa nguyên, dù có muốn và dù có đặt nó làm
nền tảng triết lý cho mình.
Có
thể nói nội dung bài viết của tác giả nêu trên muốn lôi kéo, kích động người đọc
tham gia đòi dân chủ, đa nguyên chính trị. Đây thực chất là mưu toan hạ thấp hoặc
xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gây xáo động, rối loạn trong nước, lật đổ
chính quyền. Chúng ta cần hiểu cho đúng bản chất và thực sự tỉnh táo để không mắc
mưu của kẻ thù. Nhưng trước hết chúng ta hãy làm cho Việt Tân sáng mắt về những
điều mà họ còn đang thiếu hụt về nhận thức.
Đầu
tiên chúng cần hiểu là chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ, chế độ
một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân chủ. Cái gốc để bảo đảm dân chủ
hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội
tư liệu sản xuất nằm trong tay nhân dân lao động và họ là người làm chủ xã hội.
Trong khi đó ở chủ nghĩa tư bản thì tư liệu sản xuất nằm trong tay một thiểu số
nhà tư bản, nền dân chủ đó là quyền làm chủ của một nhóm tư bản độc quyền. Còn
quần chúng nhân dân chỉ là những người bị thống trị. Đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta
đang xây dựng. Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học,
tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị
khác nhau trong xã hội. Còn ở Việt Nam tất cả các tổ chức chính trị - xã hội đều
có một mục đích là vì lợi ích của nhân dân, vì quyền lợi chính đáng, vì cuộc sống,
hạnh phúc của mọi người dân; người dân là chủ và được quyền phát huy quyền làm
chủ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Còn ở một số nước tư bản
thì sự đa nguyên chính trị chính là công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống các
phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng
quyền tự do dân chủ vô chính phủ; chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực
hiện chế độ đa đảng, nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị
trí lãnh đạo xã hội. Việc đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại
diện cho lợi ích của tất cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện
cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Tiếp
theo là, dân chủ, đa nguyên chính trị tất yếu không phải là mô hình chính trị của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Đa nguyên chính trị không bảo đảm được dân chủ đích thực.
Bởi vì bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được
nó thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một
chính phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Không có sự dân chủ nào cho
mọi giai cấp và bản chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội
tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản
bóc lột. Như vậy chúng ta đã cho Việt Tân thấy được một điều rằng ở Việt Nam
không thực hiện đa nguyên chính trị, chế độ một đảng vẫn có dân chủ. Vì rằng,
chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể được xây dựng, thực hiện một
cách đầy đủ, toàn diện, triệt để dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của một
chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng chân chính.
Hiện
nay và trong tương lai chúng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần cũng không
cần có sự đa nguyên chính trị. Bởi vì không phải cứ có nhiều thành phần kinh tế
thì ắt có nhiều giai cấp đối kháng và có nhiều đảng phái chính trị tương ứng. Chúng
ta phát triển kinh tế thị trường nhưng không để cho nó vận động một cách tự
phát, mù quáng mà phải lãnh đạo, hướng dẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn
chế mặt tiêu cực, vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, vì một xã hội
công bằng, văn minh. Người có khả năng và điều kiện làm việc đó không thể ai khác,
ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất
của giai cấp công nhân, đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và toàn thể dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường, cũng như toàn bộ sự
nghiệp phát triển đất nước ta.
=Tia chớp=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét