Công tác xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 8,3% năm 2004. Năm 2000, Việt Nam cơ bản đã xóa xong tình trạng đói kinh
niên.Tại Hội nghị Liên hợp quốc ngày 11-11-2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu
đói, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về
giảm nghèo.
Tuy nhiên, với mục tiêu “ Vì một Việt
Nam không có đói nghèo”, nhằm tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an
sinh xã hội. Từ năm 2013, chúng ta đã chuyển từ chính sách tiếp cận nghèo đơn
chiều sang nghèo đa chiều.Từng bước hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo
theo hướng tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều. Ngày 27/01/2021, Chính phủ
ban hành Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2021 – 2025, có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.
Thế nhưng, chưa kịp hiểu chuẩn nghèo
đa chiều là gì, các anh hùng bàn phím Việt Tân đã nhảy vào chống phá, nhưng với
một cách thức thật là ấu trĩ, chúng cho rằng Chính phủ “chơi chữ”, nghèo thì cứ
gọi là nghèo, sao lại còn phải gọi là nghèo đa chiều?!! Những kẻ phản dân hại
nước không thể hiểu nổi một kiến thức cơ bản, hay chúng cố tình cắn càn???
Vậy, nghèo là gì và nghèo đa chiều
là gì? Tại sao lại cần chính sách giảm nghèo đa chiều?
Theo Liên hợp quốc
(UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động
xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được
khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để
nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không
an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các
điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”.
Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được
đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập
và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy
dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được
quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về
kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ,
không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước
đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012: 5).
Nghèo
đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy
không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét
nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường,
không được tiếp cận thông tin cũng được xác định là nghèo. Cái nghèo không chỉ gắn
liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà còn là việc không được thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản khác.
Với
mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, việc chuyển đổi đánh
giá nghèo từ đơn chiều sang đa chiều nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng
tuy không nghèo về thu nhập, nhưng lại nghèo về các chiều khác. Phương pháp này
giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản,
từng bước giảm nghèo bền vững.
Với mục tiêu “ Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mọi chính sách của Đảng, Nhà nước
ta đều hướng đến nhân dân, để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên, những kẻ
phản dân hại nước, cố tình xuyên tạc , chống phá bằng nhận thức ấu trĩ của những
anh hùng bàn phím phản động, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân thì không thể
đi theo được mà sẽ tụt lại phía sau thôi.
Tia chớp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét