Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư"1, để giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, "xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"
Thực hiện lời dạy của
Người, Đảng ta luôn chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên, coi đó là "một việc hết sức quan trọng và rất cần thiết".
Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói chuyện với các giáo sư, cán bộ giảng dạy các trường đại học và trung học
chuyên nghiệp (12-1958)
Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Trong suốt quá trình hoạt
động cách mạng, Người luôn chăm lo đến công tác xây dựng Đảng, trong đó giáo dục,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên là cơ sở, nền
tảng để xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức
đảng.
Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có đời sống vật chất
tinh thần lành mạnh, trước hết, phải là người có lập trường kiên định, vững
vàng trước mọi thử thách, luôn nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Là người biết
lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, biết tôn trọng quyền làm chủ tập thể của
quần chúng nhân dân. Họ là những người có ý thức tổ chức kỷ luật, nói đi đôi với
làm, có ý thức phê bình và tự phê bình, tác phong giản dị, lối sống trong sạch,
lành mạnh. Trong cuộc sống gia đình, họ là những người biết lo toan, tổ chức một
gia đình hạnh phúc.
Phẩm chất đạo đức,
lối sống của cán bộ, đảng viên được biểu hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ
theo cương vị, chức trách được phân công, giữ gìn kỷ luật; luôn đặt lợi ích của
Đảng, của Nhân dân lên trên lợi ích cá nhân mình; hết lòng, hết sức phục vụ
Nhân dân. Họ là những người luôn vì Đảng, vì Dân mà đấu tranh quên mình, gương
mẫu trong mọi việc; luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng, cải
tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.
Trong công tác xây
dựng Đảng, Đảng ta đã nhiều lần chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm chưa được khắc
phục triệt để trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Có những cán bộ, đảng viên, kể cả
một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực, thiếu tính chiến
đấu, giảm sút ý chí, lòng tin, phai nhạt lý tưởng. Một số ít có biểu hiện bất
mãn, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Bệnh cơ hội, chủ nghĩa
cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, làm giảm
sút lòng tin, uy tín, thanh danh của Đảng, tổn thương mối quan hệ giữa Đảng với
Nhân dân, hạ thấp sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là một nguy cơ
lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.
Nguyên nhân của
tình trạng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên có cả
yếu tố chủ quan và khách quan. Trước hết, những cán bộ, đảng viên này mắc bệnh
chủ nghĩa cá nhân, mọi thói hư tật xấu, tha hóa, biến chất của cán bộ, đảng
viên đều từ căn bệnh này mà ra. Trong khi đó công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát của một số tổ chức đảng với cán bộ, đảng viên có biểu hiện xem nhẹ, buông lỏng.
Mặt khác, cấp ủy và tổ chức đảng có lúc, có nơi chưa coi trọng đúng mức, chưa
có những biện pháp hữu hiệu để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, giám
sát đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thực tế những năm gần
đây cho thấy, một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm
đổi mới, hoặc đổi mới chưa đồng bộ đã tạo ra những kẽ hở cho căn bệnh chủ nghĩa
cá nhân sinh sôi, nảy nở. Mặt trái của cơ chế thị trường chưa được ngăn chặn, đẩy
lùi đã kích thích lòng ham muốn cá nhân, tiền tài, địa vị, lối sống thực dụng,
hưởng thụ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên… Trong khi đó các thế lực thù địch ở
trong và ngoài nước luôn tận dụng triệt để mọi sai lầm, khuyết điểm, dùng mọi
thủ đoạn tinh vi, nham hiểm để lôi kéo làm tha hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Từ những biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
“một bộ phận không nhỏ” này đã làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét