“Đổi
mới” ở Việt Nam từ năm 1986 là sự lựa chọn tất yếu nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, là một bước ngoặt quan trọng trong
tiến trình phát triển của đất nước. Sau gần 35 năm vượt qua các thử thách và
khó khăn to lớn, tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi mặt: chính trị,
kinh tế, xã hội, đối ngoại,... đến nay, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định
rằng đổi mới là sự lựa chọn đúng đắn; Việt Nam đã vào quỹ đạo phát triển mới về
chất, phù hợp với xu thế của thời đại và ý nguyện của nhân dân. Sự hưởng ứng đường
lối đổi mới ngày càng sâu rộng, tự giác của nhân dân; khả năng tiếp cận và hội
nhập có hiệu quả của đất nước vào đời sống chính trị, kinh tế của cộng đồng quốc
tế; những kết quả to lớn và toàn diện mà đổi mới mang lại là bằng chứng hiển
nhiên, thuyết phục về tính tất yếu lịch sử của quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Khi
tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chủ trương kết hợp ngay từ
đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Xác định nhiệm vụ đổi
mới, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Từ
thành tựu đổi mới kinh tế mà từng bước đổi mới hệ thống chính
trị. Đó chính là bài học thành công trong đổi mới chính trị ở Việt
Nam, bảo đảm giữ vững sự ổn định chính trị trong mọi hoàn cảnh.
Các
thế lực thù địch cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ, quyền con
người bị vi phạm. Họ luôn lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để
đả kích sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Sự thật là, khi xây
dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm
quyền, cần phải nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa Đảng cầm
quyền, Nhà nước pháp quyền và quyền làm chủ của nhân dân, tức là
quan hệ: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là
vấn đề lớn về lý luận, về thực tiễn trong xây dựng, hoàn thiện hệ
thống chính trị trong xã hội văn minh, hiện đại mà con người và nhân
dân là trung tâm.
Các
thế lực phản động, thù địch công khai phủ nhận sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và thực
hiện “đa nguyên”, “đa đảng”. Thực tế minh chứng: sự lãnh đạo của Đảng
không ngừng được đổi mới, nhất là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng không những được nhân dân,
toàn xã hội khẳng định mà còn được cộng đồng thế giới và khu vực,
các đối tác thừa nhận, củng cố mối quan hệ giữa các đảng cầm
quyền trên thế giới. Thước đo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là kinh
tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định, văn hóa, giáo dục, khoa
học phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao
về mọi mặt, quốc phòng - an ninh được giữ vững, ngoại giao rộng mở,
vị thế uy tín Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Đó là
sự thật mà bất kỳ thế lực đen tối nào cũng không thể phủ nhận.
P.T.H.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét