Hầu hết chúng
ta nghe và nói rất nhiều về việc lan tỏa thông tin tích cực, nhưng thế nào là
thông tin tích cực hay trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong vấn đề này như
thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Trên thực tế,
trước khi đặt ra vấn đề trách nhiệm của mình thì các cán bộ, đảng viên trong
vai trò của một công dân cũng luôn quan tâm đến việc lan tỏa thông tin để góp
phần làm cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn.
* Thế nào là
thông tin tích cực?
Hiểu một cách
phổ biến, thông tin tích cực là thông tin đúng đắn, chính xác về một sự việc, một
nhân vật, một mô hình, một giải pháp hay, có ý nghĩa, có giá trị.
Thông tin đó
có thể gieo cho người đọc những nhận thức, tình cảm tốt đẹp, có thể thúc đẩy
người tiếp nhận có suy nghĩ tích cực, từ đó có hành vi tích cực, cung cấp cho
người đọc những kiến thức, nhận thức đúng đắn, phù hợp, có ý nghĩa thiết thực…
* Chọn thông
tin tích cực để lan tỏa.
Mỗi cán bộ, đảng
viên phải có trách nhiệm trong việc chia sẻ thông tin tích cực, cả ở khía cạnh
phải chọn thông tin phù hợp và thường xuyên thực hiện việc lan tỏa các thông
tin đó. Mỗi người trước khi chia sẻ phải tư duy phản biện, thẩm định, đánh giá,
phân tích, đối chiếu, so sánh…
Khi tiếp nhận
thông tin, không phải thông tin nào được lan truyền rộng rãi, được nhiều người
đọc và chia sẻ cũng là thông tin chính xác, đúng đắn.
Đồng thời, phải
chú ý chọn thông tin nào mà mình tin là đúng, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, bản
thân được truyền cảm hứng. Mỗi người phải luôn ý thức rằng thông tin của mình sẽ
có người đọc và ít nhiều chịu tác động, nên chọn thông tin tốt nhất, hay nhất,
có ích nhất, ý nghĩa nhất.
Không chỉ vậy,
là cán bộ, đảng viên còn phải luôn nghĩ đến liệu thông tin có gây hiểu lầm hoặc
thúc đẩy ai đó nhận thức sai lệch không , nếu cảm thấy có thì không chia sẻ.
* Gợi ý cách
lan tỏa thông tin tích cực
Mỗi cán bộ, đảng
viên có thể sử dụng tài khoản mạng xã hội hoặc trang mạng internet cá nhân của
mình để chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho người
khác, cho xã hội và đất nước. Điều này hiện có thể được thực hiện dễ dàng bởi hầu
hết chúng ta đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội; một số người còn có nhiều
tài khoản đồng thời ở facebook, instagram, zalo, twitter…
Chúng ta cũng
có thể đăng trên các trang diễn đàn (trên mạng internet hoặc các nền tảng mạng
xã hội), trang cộng đồng (fanpage), nhóm (group)… những thông tin mà mình có
căn cứ xác thực cho là đúng đắn, chính xác để có độ lan tỏa nhanh hơn, rộng
hơn. Chẳng hạn, khi có căn cứ bác bỏ một thông tin chưa đúng, chúng ta có thể
đưa thông tin đó vào các trang, nhóm có đông người theo dõi để tạo sự lan tỏa
nhanh hơn, rộng hơn.
Sau cùng,
chúng ta nên luôn gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn, đăng tải hình ảnh, chia sẻ
thông tin… trên mạng internet và mạng xã hội. Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên
nên luôn ý thức rằng mỗi thông tin, mỗi status mình đưa lên “có ích gì cho ai
không”, chứ không phải nghĩ đến câu hỏi “có hại gì cho ai không”. Bởi trách nhiệm
của chúng ta là đồng thời phải làm lan tỏa thông tin tích cực và tìm cách hạn
chế, đẩy lùi các thông tin tiêu cực, thông tin xấu độc./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét