Tư
tưởng “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong lịch sử dân tộc, quan điểm của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được Đảng
ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là từ khi đổi
mới đất nước. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX và Nghị quyết Trung ương 8 khóa
XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là những vấn đề lý luận cơ
bản về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Từ thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc, Đảng ta nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của an ninh, đối ngoại,
trong đó có đối ngoại quốc phòng; về nội hàm xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
nhấn mạnh việc kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân,
xây dựng “thế trận lòng dân” trong thời kỳ phát triển và hội nhập. Đến Đại hội
XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Có kế sách phòng ngừa các nguy cơ chiến
tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu
các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Chủ động phát hiện,
có các phương án, đối sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm,
từ xa”. Đồng thời tiếp tục chủ trương: “Phải chuyển mạnh sang việc “chủ động
phòng ngừa” là chính. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi
truyền thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn
đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện
pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Quan
điểm trên là sự thể hiện tầm nhìn chiến lược mới về quốc phòng - an ninh, bảo vệ
Tổ quốc trong thời kỳ mới; thể hiện tính chủ động trong nắm, phân tích tình
hình thế giới, khu vực, đất nước và lường đón những phát triển trong thời gian
tới của Đảng ta.
Để
bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, đòi hỏi chúng ta phải chủ động bám sát tình hình,
tích cực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu, dự báo chiến lược; đánh giá kịp thời về
đối tượng, đối tác; dự kiến các tình huống chiến lược có thể xảy ra.
Quan
điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bao hàm cả yếu tố thời gian và không gian:
Nói
đến từ “sớm” có nghĩa nói về thời gian. Các yếu tố, nội dung bảo vệ Tổ quốc đều
được chủ động tiến hành từ sớm, từ trước, duy trì thường xuyên, liên tục, về mọi
mặt trong thời bình. Quá trình xây dựng, củng cố, phát triển cũng là quá trình
triển khai các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, tự bảo vệ từ trước. Nói “bảo vệ Tổ
quốc từ sớm” có nghĩa là phải có chiến lược bảo vệ, tự bảo vệ bên trong; phòng
chống, ngăn ngừa, triệt tiêu các nhân tố phá hoại, mất ổn định bên trong lẫn
bên ngoài.
Còn
“bảo vệ Tổ quốc từ xa” (không gian), được hiểu là cần chủ động, cảnh giác, sớm
phát hiện, triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể
gây ra đột biến. Hiện nay, cần chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành
động xâm phạm chủ quyền, biển, đảo, lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân.
Quan
điểm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thể
hiện rõ tinh thần chủ động, tích cực chăm lo xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc
gia ngay từ trong thời bình và ngay từ bây giờ. Xây dựng đất nước vững mạnh về
mọi mặt, thực hiện “nước nhà cường thịnh, giang sơn thêm vững bền”, “quốc phú,
binh cường” là “kế sách” bảo vệ Tổ quốc tích cực nhất, chủ động nhất và có hiệu
quả nhất; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay./.
NBL
– H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét