Thời gian gần đây cả nước đang chuẩn bị và hướng về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, thì trên các trang mạng phản động chúng lại tung ra hàng loạt luận điệu xuyên tạc, chống phá, tiêu biểu như: họ xuyên tạc tính dân chủ trong công tác bầu cử, cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, là ngăn cản quyền ứng cử của công dân.
Có
thể thấy rằng, chúng đã hiểu nhưng cố tình xuyên tạc chống phá hoặc chúng không
hiểu thự sự do không hề đọc hiểu hiến pháp và pháp luật Việt Nam, không hề tìm
hiểu cách thức Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử như thế nào? Cũng như công tác tổ chức
bầu cử dân chủ ra sao? Bởi lẽ, thứ nhất: việc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu
cử đã được quy định trong Hiến pháp. Thứ 2: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu
cử nhưng không lạm quyền và không can thiệp sâu hay áp đặt bầu cử. Việc lựa chọn,
quy định cơ cấu, cách thức tổ chức bầu cử, số lượng đại biểu trong Đảng, ngoài
Đảng, chuyên trách hay không chuyên trách… đều do Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
Ngoài
các trang mạng trong nước, một số báo đài nước ngoài như BBC, VOA, RFA… và các
đối tượng chống đối trong nước đang ráo riết tuyên truyền về cái gọi là “Công
an bắt giữ ứng viên đại biểu Quốc hội độc lập”. Thông qua ba tấc lưỡi “con buôn
chính trị” “con buôn bàn phím”, các đối tượng xấu đã thay đổi bản chất vụ việc,
tạo cớ tấn công công tác chuẩn bị bầu cử tại Việt Nam. Cái gọi là “ứng viên độc
lập” được nhắc đến ở đây là đối tượng Trần Quốc Khánh, sinh năm 1960, quê quán
xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà Z8, phường
Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, vừa bị Cơ quan An ninh điều tra, Công
an tỉnh Ninh Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm
giam 4 tháng để phục vụ điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Đây là đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để livestream
tuyên truyền các nội dung đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng; phỉ báng
chính quyền nhân dân, kích động các hoạt động bất mãn, chống đối.
Khánh biết rằng tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc
hội là người có phẩm chất chính trị trong sạch vững mạnh, trung thành với Tổ quốc,
trung thành với nhân dân, trung thành với chế độ. Trong khi đó, Trần Quốc Khánh
chỉ là một thành viên trong “phường dân chủ”, chỉ biết lên mạng chửi đổng, nói
ngoa, xuyên tạc thông tin, phỉ báng chính quyền, tấn công chế độ thì lấy đâu ra
tư cách ứng cử vào Quốc hội? mà Khánh chỉ ra ứng cử để tạo cớ xuyên tạc,
chống phá.
Sáng
ngày 15/3/2021, khi thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội
tại Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh: “Nhiệm kỳ Quốc hội thành công, tính dân chủ
được phát huy mạnh mẽ”.
Theo
Chủ tịch Quốc hội, đây là một nhiệm kỳ mà tính dân chủ được phát huy rất mạnh mẽ,
nhưng dân chủ trong kỷ cương, theo Hiến pháp và pháp luật. Mở rộng dân chủ từ
thảo luận sang tranh luận, tạo điều kiện nhiều hơn cho đại biểu được tranh luận,
không khí hội trường rất cởi mở, phản biện của ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội rất
sâu sắc, đáp ứng sự kỳ vọng của Nhân dân, nhất là những vấn đề mà cử tri và
Nhân dân quan tâm. Bên cạnh đó, chất lượng công việc các cơ quan của Quốc hội
ngày càng hiệu quả hơn, nâng cao vị thế, quyền lực của cơ quan đại diện cao nhất
cho Nhân dân, chọn đúng những điểm mà đất nước cần tháo gỡ để phát triển, đi
lên, những vấn đề mà Nhân dân và cử tri quan tâm.
Theo
dự thảo báo, 5 năm qua, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Quốc hội khóa
XIV vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng cao nhất để hoàn
thành trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó. Nhiệm kỳ vừa qua, hơn 70 luật,
pháp lệnh đã được thông qua. Công tác giám sát của Quốc hội được chú trọng, nội
dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày
càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chất
vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, nhất là cách thức “hỏi
nhanh, đáp gọn”. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều dấu ấn quan trọng.
Khẳng
định trên đã bác bỏ quan điểm xuyên tạc cho rằng chế độ nhất nguyên chính trị,
một Đảng cầm quyền ở Việt Nam là “độc tôn, độc quyền”, dẫn đến ở Việt Nam không
có dân chủ hoặc dân chủ hình thức, vì vậy muốn đạt tới một nền dân chủ đích thực
phải thi hành chế độ đa đảng./.
TĐT-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét