Đại
dịch Covid-19 đang được cả thế giới quan tâm phòng ngừa, ngăn chặn, trong đó có
Việt Nam. Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành xác định tính chất nguy hiểm của
dịch bệnh, chủ động lên phương án phòng ngừa.Tuy nhiên, trong khi cả nước đang
chung tay chống dịch thì vẫn còn không ít người đăng tải, chia sẻ trên không
gian mạng những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang dư
luận, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến cuộc sống người dân. Đáng
trách hơn là một số người trên mạng xã hội còn chưa ý thức được sự việc đó là
đúng hay sai mà đã “cào bàn phí” một cách vô ý thức, tự do, tùy tiện tạo điều
kiện cho một số livestream được tăng lượng view, tăng lượt chia sẻ, họ không ngờ
rằng chính họ đang lao đầu vào cái gọi là “Bẫy mạng” của những người thực hiện
livestream.
Trong
đó nổi lên là những vụ lùm xùm của các nghệ sĩ. Họ cho rằng, cộng đồng mạng
đang làm khổ các nghệ sĩ quá nhiều, khi vừa bắt họ làm từ thiện, vừa bắt họ phải
kê khai giải ngân với hàng tá giấy tờ, sổ sách. Và hơn nữa, nếu cứ bóc mẽ thế
này, thì nghệ sĩ không dám từ thiện nữa thì…ai cứu dân.
Ảnh
minh họa
Xin
thưa, đất nước chúng ta không phải đến bây giờ mới có bão lũ, nó là cuộc chiến
chống thiên tai ngàn đời của cả dân tộc. Còn phong trào nghệ sĩ đi từ thiện, cứu
trợ, chỉ vài năm trở lại đây mới bùng lên, khi mà cuộc sống ấm no, đời sống nghệ
sĩ khá giả hơn, thì phong trào thiện nguyện mới nổi lên và thu hút sự chú ý của
dư luận. Còn mọi người thử nhìn lại xem, vài năm trước, anh em nghệ sĩ đói khổ,
quần áo còn phải đi mượn thì làm gì có chuyện bỏ vài trăm triệu để đến chỗ này,
chỗ kia cứu giúp đồng bào. Đó còn chưa kể, anh em nghệ sĩ tiếng là đến vùng lũ
trao quà từ thiện, nhưng đó chỉ là những nơi dễ vào, ít nguy hiểm. Còn những chỗ
nước lũ cuồn cuộn, xa đường quốc lộ, cần nhất sự cứu giúp thì bóng dáng của họ
lại mờ nhạt như dòng lũ đang chảy xiết.
Vậy
ai cứu ngoài lực lượng Quân đội, Công an, các tổ chức đoàn thể chính quyền? Họ
mới là những người gần dân, giúp dân nhất, sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu
giúp người dân. Và không ít những người cán bộ, đã bỏ mình nơi bão lũ, giống
như 13 cán bộ, chiến sĩ ở Rào Trăng, 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn KTQP ...đã hy
sinh mới đây. Cái họ thiếu duy nhất là máy quay, điện thoại để livestream, để cộng
đồng mạng vào vỗ tay, tán thưởng.
Nghệ
sĩ họ thiện nguyện để làm gì? Bên cạnh thực tâm, thì mục đích không kém
phần quan trọng là đánh bóng tên tuổi, là đầu tư cho thương hiệu cá nhân. Nhưng
với những người lính, họ làm chẳng vì thương hiệu bản thân, vì quảng cáo nhãn
hàng, mà họ làm vì trách nhiệm, vì lương tâm nghề nghiệp. Và có hay không có hoạt
động thiện nguyện của nghệ sĩ, thì họ vẫn làm, vẫn cứu giúp người dân như hàng
bao năm qua mà thôi.
Thiện
nguyện là điều đáng trân trọng, lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái đó là
truyền thống của đồng bào ta từ bao đời nay. Nhưng đừng vì thần tượng, hay bênh
thần tượng mà phủ nhận đi tất cả công lao sự hi sinh thầm lặng của những người
đang ngày đêm sát cánh cùng Nhân dân ta những lúc khó khăn nhất.
PMĐ-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét