Ngày nay trước
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các
trang mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt của
con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, các trang mạng xã hội
cũng đã gây ra những hệ lụy không tốt, khó lường; ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình, nhà trường, xã hội.
Mạng xã hội đem
lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, vì tốc độ thông tin nhanh, nội dung
phong phú, đa dạng… nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý thì nó mang lại hiệu quả
rất lớn cả trong học tập, công tác, sinh hoạt và đời sống xã hội cho thanh
niên, ngược lại nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt. Đặc điểm nổi trội của các
trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông
tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng thông tin, tư tưởng, không ai
phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. Điều đáng quan tâm lo ngại nhất
hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ,
lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo
lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Với đặc tính
hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa
đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho họ sao
nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm
chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành, phát triển nhân
cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.
Để hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, phát triển hoàn thiện
nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người cần thực hiện tốt một số biện pháp
sau.
Thứ nhất, tổ chức
Đoàn các cấp cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu
tranh với âm mưu "Diễn biến hòa bình", phòng, chống "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa. Trong đó,
triển khai các biện pháp, giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc tác động đến
tư tưởng của đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách.
Thứ hai, tăng
cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên về Chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH ở nước ta; tuyên
truyền về đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước;
tuyên truyền sâu rộng về những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới và ý
nghĩa của con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đồng thời, cần vạch trần âm
mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc phủ nhận nền tảng
tư tưởng CNXH.
Thứ ba, hướng ứng
cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp" do
Trung ương Đoàn và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương phát động, Đoàn cơ quan
Trung ương đã triển khai bằng việc tuyên truyền lựa chọn các gương tốt, các
hành động đẹp tuyên truyền trên trang fanpage của Đoàn cơ quan.
Chỉ tính riêng Trung ương Đoàn đã triển khai đăng tải
hàng trăm tin tốt mỗi ngày thu hút sự quan tâm, tương tác của đông đảo đoàn
viên, thanh niên qua đó tác động tích cực đến hoạt động và tư tưởng đoàn viên,
thanh niên.
Thực tế, qua theo dõi sau khi triển khai, cuộc vận động
đã thu hút được kết quả hết sức ý nghĩa, ý thức cán bộ, đoàn viên, thanh niên về
lan tỏa tin tốt, phòng, chống tin xấu, độc được nâng cao rõ rệt. Do đó, trong
thời gian tới, tổ chức đoàn cần tiếp tục phát huy và triển khai sâu rộng cuộc vận
động này bằng nhiều hình thức, phương pháp để thu hút sự chung tay, góp sức và
đồng hành không chỉ của đoàn viên, thanh niên mà còn của mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội.
Thứ tư, các cấp
bộ Đoàn, Hội, Đội cần chủ động thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận, kịp thời
phát hiện những thông tin xấu, độc, các biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong thanh thiếu niên để tham mưu cho cấp ủy Đảng có
những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời.
Đồng thời, chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng liên kết,
trao đổi thông tin với các ban ngành liên quan để kịp thời ngăn chặn những tin
xấu, độc, cung cấp cho đoàn viên thanh niên thông tin chính thống về những vấn
đề nhạy cảm đang diễn ra và tăng cường phòng, chống tin xấu, độc, phản bác luận
điệu xuyên tạc, sai trái, kích động, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong đoàn viên thanh niên.
Giải pháp thứ
năm cần nhấn mạnh đó là quan tâm phát huy nòng cốt của các cơ quan báo chí, xuất
bản của tổ chức Đoàn; của mỗi cán bộ, đoàn viên, phóng viên trẻ tham gia phản
ánh tình hình quốc tế, trong nước tới thanh thiếu niên; Tích cực phê phán và có
biện pháp cụ thể phòng chống việc lan truyền thông tin xấu, độc trên mạng xã hội,
viết bài đấu tranh với những quan điểm sai trái, của các thế lực thù địch trên
các ấn phẩm báo chí.
Đồng thời, cần
mở các diễn đàn để thanh thiếu niên trao đổi, qua đó định hướng thông tin cho
thanh thiếu niên; xây dựng các chuyên mục và định hướng tư tưởng, nội dung hoạt
động cho tuổi trẻ tham gia phòng chống thông tin xấu, độc, đấu tranh chống
"diễn biến hòa bình", phòng chống biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong thanh thiếu niên./.
Tia chớp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét