CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

MẠNG XÃ HỘI NHỮNG LỆCH CHUẨN VỀ “THẦN TƯỢNG” CUẢ GIỚI TRẺ TRÊN MẠNG XÃ HỘI NGÀY NAY

 

Hiện nay, tình trạng bùng nổ thông tin trở nên phổ biến. Sự lan truyền nhanh chóng của những thông tin tích cực, tiêu cực, thông tin chính thống, không chính thống hay xấu, độc, tin giả, những bài báo, hình ảnh “giật tít, câu view”, thậm chí là video clip, phát ngôn gây sốc, hành vi “kỳ quặc”, trái thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật... gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với đời sống trong thực tế. Cùng với tâm lý tò mò, a dua, hùa theo đám đông trên mạng xã hội, những “hiện tượng lạ” như Huấn “hoa hồng”, Dương Minh Tuyền …dễ kích thích sự thích thú của giới trẻ, lan truyền nhanh chóng, tạo tiếng vang và hình thành một lượng “fan” khá đông, từ đó đương nhiên trở thành người “nổi tiếng”. Chính đặc điểm này, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng mạng xã hội để tự đánh bóng tên tuổi, tự đưa mình trở thành “người nổi tiếng” từ một hành vi hay lời nói.

Những tác động mặt trái của mạng xã hội cùng tâm lý phát triển chưa hoàn thiện, chưa sâu sắc của giới trẻ, tâm lý đi theo xu hướng cộng đồng đã hình thành nên những biểu hiện “thần tượng” lệch chuẩn về đạo đức xã hội.
Để loại bỏ vấn đề này cần sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan chức năng. Trong đó, các cơ quan truyền thông và báo chí đóng vai trò quan trọng. Đẩy mạnh tuyên truyền, phân tích trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi sai trái của những đối tượng mà giới trẻ cho là “thần tượng”, làm cho họ thấy rõ đây là những con người không nên được cổ súy, không nên được ủng hộ hay a dua, bắt chước bởi sự lệch lạc trong nhân cách, đạo đức và có hành vi vi phạm pháp luật, coi thường Nhà nước. Từ đó, định hướng trong những người trẻ một thang giá trị đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, đúng với truyền thống thì giới trẻ sẽ thay đổi và loại dần thói quen a dua, chạy theo xu hướng, “thần tượng” mù quáng.

Ngoài ra, việc theo dõi và xử lý nghiêm minh các hành vi đăng tải video clip về những lời nói, hành động lệch chuẩn đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật..., đồng thời tố giác, vạch trần, khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về những hành vi này cũng là giải pháp cần thiết để cộng đồng mạng, nhất là những người trẻ hiểu rõ bản chất vấn đề, từ đó hạn chế sự tương tác, theo dõi, ủng hộ, tạo thành làn sóng dư luận sấu./.

PQV-H8

 

 

0 nhận xét: