Các vấn đề về đổi mới kinh tế, đổi
mới chính trị và việc giải quyết mối quan hệ giữa chúng trong văn kiện Đại hội
lần thứ XIII của Đảng thường bị các thế lực thù địch, cơ hội tập trung chống
phá, vì đây là những vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển
đất nước. Mục tiêu của chúng là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phá hoại tình đoàn kết gắn bó giữa nhân
dân với các lực lượng vũ trang, “phi chính trị hóa quân đội” thực chất là nhằm
tách quân đội, công an khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Chúng lợi dụng internet để
tuyên truyền phản động, nói xấu các nhà lãnh đạo Đảng và Quân đội gây mất lòng
tin, mất ổn định kinh tế - xã hội hòng làm cho chế độ chính trị của ta rối
loạn, khủng hoảng và sụp đổ.
Về đổi mới kinh tế, kẻ thù thường
tấn công thẳng vào các vấn đề cốt lõi mang tính nguyên tắc, như quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng không thừa
nhận sự tác động của quy luật này, rêu rao rằng, các nước tư bản chủ
nghĩa không chấp nhận quy luật này song vẫn phát triển; hoặc quy luật này chỉ
tác động vào thời của C. Mác, khi khoa học và công nghệ còn kém phát triển;
ngày nay người lao động đã chung lợi ích với tư bản, nắm giữ cổ phần nên cũng
đã phần nào thành ông chủ, không bị bóc lột như trước, chủ nghĩa tư bản đã tự
điều chỉnh, vì vậy giữa hai giai cấp công nhân và giai cấp tư sản không còn mâu
thuẫn đối kháng. Do đó, giai cấp công nhân không cần đấu tranh nữa, không
còn sứ mệnh lịch sử gì nữa.
Các thế lực thù địch lợi dụng một
số sai phạm trong quản lý kinh tế; tình trạng tham nhũng, lãng phí, tha
hóa đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình trạng một số doanh
nghiệp nhà nước sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ, thất thoát tài sản… đã lu
loa rằng, còn duy trì sở hữu công cộng, nguồn lực đất nước còn lãng phí,
sẽ không chống được tham nhũng, lạm quyền, kinh tế sẽ mãi mãi chậm phát triển.
Chúng cho rằng, tuy chúng ta
tuyên bố các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, nhưng trên thực tế,
các thành phần ngoài nhà nước vẫn bị đối xử không công bằng trong môi
trường kinh doanh, bị phân biệt trong tiếp cận nguồn lực. Tuy nói coi kinh tế
tư nhân là động lực phát triển quan trọng, nhưng nó vẫn bị phân biệt đối xử, bị
sách nhiễu, kiểm tra, vòi vĩnh vô lý. Chúng mỉa mai, bêu rếu vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước.
Về đổi mới chính trị là vấn đề các
thế lực thù địch thường xuyên chống phá quyết liệt nhất. Các thế lực thù địch
trong và ngoài nước tập trung vào phê phán chế độ một đảng, coi đó
là “đảng trị”, mất dân chủ, đòi phải đa nguyên, đa đảng. Bộ máy tổ chức
cồng kềnh, chính phủ, quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ là hình
thức, làm “bù nhìn”, “sân sau” của đảng, không có vai trò đại diện cho quần
chúng, làm cho bộ máy cồng kềnh, tốn tiền thuế của người dân. Tuy cứ nói
xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng trên thực tế, luật pháp không được tôn
trọng, nhiều vụ việc thực hiện theo sự chỉ đạo từ trước của Đảng. Như vậy, Đảng
đứng trên luật pháp, cho nên phải thực hiện triệt để nguyên tắc tam quyền phân
lập, thì mới giám sát được quyền lực, hoạt động của Nhà nước mới hiệu quả, mới
chống được tham nhũng.
Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội là
mất dân chủ, tình trạng khiếu kiện, điểm nóng xảy ra thường xuyên; các tôn
giáo, người dân tộc bị đàn áp. Chúng bóp méo sự thật khi cho rằng có tình trạng
bưng bít thông tin tràn lan, báo chí bị kiểm duyệt, không có báo ngoài nhà
nước, do vậy mất đi tính chiến đấu; những người bất đồng chính kiến thì bị bắt,
bị tra tấn, đánh đập; vẫn còn nặng theo “chủ nghĩa lý lịch”, cơ cấu vùng miền
trong việc bầu chọn lãnh đạo, do vậy hoạt động mất tính sáng tạo, chỉ chăm lo
lợi ích nhóm, cục bộ địa phương.
Các thế lực thù địch, cơ hội tập
trung chống phá việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị trong quá trình phát triển đất nước. Chưa từng có nước nào
đi trước nhận thức về sự phù hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị để
Việt Nam rút kinh nghiệm. Nhiều vấn đề mới phải qua thực tiễn kiểm nghiệm;
không ít những hạn chế, yếu kém do nhận thức và thực hiện của bộ máy hành chính
dẫn đến sự trì trệ ở một số lĩnh vực, thiếu sáng tạo, khách quan, đôi khi có biểu
hiện chính trị hoá, hình sự hóa một số vấn đề kinh tế cụ thể. Bởi vậy, các lực
lượng thù địch cho đó là cải tiến nửa vời, đổi mới kinh tế mà không đổi mới
chính trị tương ứng, kinh tế nhiều thành phần nhưng chính trị lại nhất nguyên.
Đã chấp nhận kinh tế thị trường, tuân thủ theo quy luật thị trường lại còn
“định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chúng cho rằng, không thể có cái gọi là dân chủ
xã hội chủ nghĩa, dân chủ ở đâu cũng như nhau, chỉ khác ở cách thực hiện, vận
dụng; dân chủ thì phải phi chính trị, phi giai cấp, không đảng phái, là tự do
tranh cử. Vì vậy, chúng ta cần tích cực nghiên cứu lý luận và tổng kết thực
tiễn tìm ra các luận cứ xác đáng để vạch trần, bác bỏ các luận điệu vu khống,
xuyên tạc của thế lực thù địch. Cho dù trong thực tiễn, chúng ta làm tốt
nhưng chúng vẫn điên cuồng chống phá và không ngừng xuyên
tạc.
Thực tiễn phát triển đất nước của
dân tộc ta đã chứng tỏ: Toàn thể nhân dân ta nỗ lực lao động xây
dựng đất nước làm cho kinh tế phát triển, đời sống không ngừng
được nâng lên, thế và lực của đất nước ngày càng được khẳng định trên trường
quốc tế. Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị ở Việt Nam là quá trình thận trọng, chắc chắn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn,
được tổng kết từ thực tiễn để khái quát thành lý luận, vừa tránh giáo điều,
đồng thời không nóng vội, chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách
quan; nhìn thẳng vào những sai lầm, khuyết điểm, không né tránh.
Bên cạnh đó, thực tiễn lịch sử của
hơn 90 năm lãnh đạo của Đảng và hơn 75 năm phát triển của Nhà nước ta. Khẳng
định tính đúng đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mô hình
phát triển đất nước do Đảng, nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn. Hệ thống lý
luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng rõ hơn, nền
tảng tư tưởng của Đảng tiếp tục được củng cố, bổ sung và phát triển, là cơ sở
quan trọng để Đảng hoạch định đường lối, chủ trương một cách đúng đắn. Đồng
thời, nhận thức rõ hơn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù
địch, từ đó không dễ dàng bị mất phương hướng.
Những thành tựu trong đổi mới kinh
tế và đổi mới chính trị tác động đến sự phát triển của đất nước cho thấy, những
kết quả đạt được trong phát triển của đất nước là cơ bản, to lớn và có ý nghĩa
lịch sử, khẳng định con đường, mô hình phát triển và những đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị của nước ta là đúng đắn; những hạn chế, thiếu sót khuyết điểm
không làm thay đổi bản chất, tính đúng đắn, ưu việt của chế độ chính trị, nền
tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
N.T.L - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét