CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG KHỐNG CHẾ DỊCH COVID-19 ĐẠT KẾT QUẢ TỐT

 

Thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, có nhiều bài viết về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Bên cạnh những phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan, vẫn còn những tiếng nói lệch lạc, cố tình xuyên tạc tình hình dịch Covid-19 và phủ nhận nỗ lực phòng, chống khống chế dịch của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Trong bài “Một chính phủ bất tài cần được thay thế” đăng trên trang Quyenduocbiet.com, với những ngôn từ không thiện cảm, Chúng  đã cố tình xuyên tạc công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam, khi cho rằng “chiến lược vắc-xin chậm ở tất cả các khâu… không có kế hoạch về việc tiêm vắc-xin”. Rõ ràng đây là những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật hòng gây sự hoài nghi, tâm lý hoang mang trong dư luận về tình hình phòng, chống dịch.

Thứ nhất, Việt Nam đã rất chủ động trong tiếp cận các nguồn vắc xin trên thế giới.

Sau hơn 1 năm bùng phát, dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch đã bùng phát lần thứ tư, diễn biến phức tạp hơn, với số ca mắc nhiều hơn những đợt dịch trước, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát, đã khoanh vùng được các ổ dịch lớn tại nhiều tỉnh, thành và vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,64%.

Để phòng, chống dịch có hiệu quả, cùng với việc Chính phủ đề ra hệ thống các giải pháp quyết liệt, thì vắc xin phòng Covid-19 được xác định là chìa khóa quan trọng nhất để chấm dứt đại dịch. Ngay từ đầu tháng 8 năm 2020, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế đã chủ động kết nối, bàn trực tiếp với nhà sản xuất trong và ngoài nước về vắc xin phòng dịch. Đồng thời, qua các kênh ngoại giao, đến nay Việt Nam đã có một số nguồn vắc xin: Covax Facilily, AstraZeneca và Pfizer. Ngoài ra, chúng ta còn nhận được sự viện trợ của một số tổ chức và quốc gia khác trên thế giới. Điều này cho thấy Chính phủ không chỉ xác định đúng vai trò của vắc xin trong phòng, chống dịch Covid-19, mà còn rất chủ động, tích cực trong tiếp cận các nguồn vắc xin, chứ không phải Chính phủ chậm trong chiến lược vắc xin như sự bìa đặt, xuyên tạc của bọn phản động.

Thứ hai, Việt Nam đã chủ động trong nghiên cứu sản xuất vắc xin và có kế hoạch tiêm phòng cụ thể, khoa học.

Bên cạnh việc tìm nguồn vắc xin nhập khẩu để đáp ứng tình trạng khẩn cấp, việc nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước được xem là một trong những ưu tiên của Chính phủ. Đến nay, nước ta đã có một số đơn vị ban đầu thành công trong nghiên cứu sản xuất vắc xin: Vắc xin Nanocovax của Nanogen đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3; phấn đấu đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 sẽ có số liệu ban đầu của giai đoạn 3 để trình Bộ Y tế và Chính phủ. Vắc xin Covivac của IVAC đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang gửi kết quả sang Canada để đánh giá về tính sinh miễn dịch. Ngoài ra, còn một số đơn vị khác đang tiếp nhận nghiên cứu, chuyển giao từ một số tổ chức nghiên cứu của nước ngoài.

Để sớm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng, chia sẻ với khó khăn của Chính phủ, Quỹ vắc xin phòng Covid-19 đã được thành lập, nhằm huy động tổng hợp nguồn đóng góp xã hội phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Đây là việc làm đúng đắn, sáng tạo, nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Đến ngày 6/7/2021 quỹ đã nhận được trên 8 nghìn tỷ đồng ủng hộ từ người dân trên khắp cả nước, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI và kiều bào ở nước ngoài. Cùng với việc chuẩn bị nguồn vắc xin, Chính phủ đã có kế hoạch tiêm chủng trên cả nước. Kế hoạch đã xác định rõ các đối tượng ưu tiên, phân bổ cho các địa phương, lực lượng; việc tổ chức các khâu, các bước tiêm chủng. Chính phủ đặt mục tiêu đến cuối năm nay, Việt Nam sẽ có khoảng 150 triệu liều vắc xin tiêm phủ khoảng 75% dân số cho những người từ trên 18 tuổi để đạt được miễn dịch cộng đồng. Điều đó cho thấy, việc tổ chức tiêm phòng dịch ở Việt Nam là có kế hoạch và được thực hiện nghiêm túc, không có chuyện người nhà của lãnh đạo được ưu tiên tiêm trước như lời bịa đặt của các phần tử cơ hội, chống phá nước ta.

Chiến lược vắc xin của Việt Nam rất cụ thể, rõ ràng và được công khai, minh bạch, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ, vậy mà nguyễn Huy Vũ lại cố tình xuyên tạc, vu khống Chính phủ không có kế hoạch về việc tiêm vắc xin, chiến lược vắc xin chậm… Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phưc tạp, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, tin tưởng rằng, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam chắc chắn sẽ giành thắng lợi. Để góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, bên cạnh việc tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái xuyên tạc, phủ nhận kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam của các phần tử cơ hội, phản động./.

                                                                                                         NNĐ-KBC

 

0 nhận xét: