Tình hình thế
giới hiện nay, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, là sự tồn tại và xuất hiện nhiều
yếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia gọi là An ninh phi
truyền thống. An ninh phi truyền thống có thể hiểu là một loại hình an ninh
xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh huởng
trực tiếp đến sự ổn định, phát triển về an ninh của mỗi nước, cả khu vực và
toàn cầu.
Nội đung
của an ninh phi truyền thống là những vấn đề bức thiết đang nổi lên hiện nay
như: Tài nguyên, môi trường sinh thái; bùng nổ dân số, xung đột dân tộc, tôn
giáo, nghèo đói bệnh tật, tội phạm... An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu
hiện sâu đậm trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu.
Quá trình toàn cầu hóa càng phát triển thì theo đó, an ninh phi truyền thống
càng lan rộng trong xã hội. Biểu hiện rõ nhất hiện nay là ảnh hưởng của Đại dịch
Covid-19 đến mọi mặt của đời sống xã hội, sự tồn vong của nhân loại.
Chính từ những đặc điểm nêu trên, đối với mỗi
mối đe dọa an ninh phi truyền thống Chúng ta phải thực hiện tốt các giải pháp về
phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
trong điều kiện cụ thể của nước ta như sau:
Một là, Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh
quốc gia và an ninh nhân loại .
Thường xuyên tuyên truyền cho hệ thống chính
trị, các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị an ninh phi truyền thống, cộng đồng
doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ các thách thức, tác động, ảnh
hưởng của an ninh phi truyền thống đối với đời sống con người, cộng đồng và an
ninh quốc gia. Trên bình diện an ninh con người, các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống tác động đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của
con người, như dịch bệnh lây lan nhanh, buôn bán và sử dụng ma túy, buôn bán
người (trẻ em, phụ nữ, nhập cư bất hợp pháp). Trên bình diện an ninh cộng
đồng và an ninh quốc gia, an ninh phi truyền thống xuất hiện từ các mối đe
dọa của tình trạng khan hiếm lương thực, thiếu hụt và tranh chấp tài nguyên nước,
năng lượng, tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng, đầu cơ và an ninh tài
chính. Trên bình diện chủ quyền quốc gia,nhiều vấn đề an ninh phi truyền
thống tạo mối uy hiếp trực tiếp, có khả năng chuyển hóa thành an ninh truyền thống. Trên
bình diện an ninh toàn cầu, các vấn đề an ninh hàng hải và hàng không, an
ninh năng lượng, an ninh tài chính, di cư xuyên biên giới, dịch bệnh nguy hiểm
lây lan nhanh ở người và động - thực vật... đều tác động mang tính xuyên quốc
gia mà không một nước riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết được.
Từ nhận thức đó, mỗi chủ thể từ trách nhiệm của
mình mới có thể định hình tâm thế, chủ động phòng ngừa và ứng phó với thách thức
an ninh phi truyền thống. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống phát sinh từ
các yếu tố nhân tạo, tức do chính con người tạo ra một cách vô tình hoặc cố ý,
rồi đến lượt nó tạo mối đe dọa đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an
ninh quốc gia và rộng hơn là an ninh nhân loại. Vì vậy, phòng ngừa các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ rất cơ bản, được thực hiện bằng
cách nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng xã hội,
thông qua những hành vi cụ thể trong đời sống hằng ngày, như ý thức tích cực trong
bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị
trường và toàn cầu hóa, thông thái trong sử dụng thành tựu khoa học
công nghệ, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa
các nhóm cộng đồng với mức sống khác nhau trong xã hội... Trên nền tảng ý thức
được nâng cao mới có thể ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống bằng xây dựng đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy và con
người cụ thể.
Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã
hội về mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bằng nhiều con đường, cách thức
khác nhau. Trước hết là thông qua hình thức truyền thông để tác động
đến nhận thức cho cộng đồng xã hội, gồm cả báo nói, báo hình, báo viết và mạng
in-tơ-nét. Hình thức thứ hai là lồng ghép các biện pháp giáo dục,
nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về các vấn đề an ninh phi truyền
thống trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái.
Hai là, Chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chăm lo bảo vệ
môi trường sinh thái. Phân loại từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống với
đặc điểm khác nhau để xác định những cơ chế, phương thức quản trị an ninh phi
truyền thống phù hợp. Chủ động, tích cực hoàn thiện hệ thống thể chế quản
trị an ninh phi truyền thống, nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam
với pháp luật quốc tế về phòng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi truyền
thống. Xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản trị an ninh phi truyền
thống ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể; thường xuyên diễn tập
để tránh rơi vào thế bị động khi xảy ra tình huống bất thường. Đồng thời giữ
vững an ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn giáo một cách khéo léo,
giải tỏa các xung đột xã hội phù hợp, phòng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển
hóa của xung đột. Chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng ngừa
và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Lựa chọn từng
khung khổ hợp tác đa phương, khu vực hay song phương với từng nội dung cụ thể để
Việt Nam tham gia. Ưu tiên cho hợp tác quốc tế về quản trị an ninh phi truyền
thống đối với những lĩnh vực đang đe dọa, uy hiếp trực tiếp đến an ninh quốc
gia của Việt Nam.
Ba là, Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị và toàn xã hội trong quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống
Trước hết là phải tăng cường vai trò lãnh đạo
của tổ chức đảng các cấp đối với hoạt động quản trị an ninh phi truyền thống. Tiếp
tục hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh phi truyền thống, từ xây dựng hệ thống
thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và chế độ công vụ chuyên
nghiệp. Đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa và ứng phó với các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Mặt khác phải phat huy vai trò cộng đồng
doanh nghiệp trọng trong phòng ngừa và ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tích cực thu hút sự tham
gia của người dân trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống.
Bốn là, Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế
về phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Quán triệt quan điểm của Đảng ta là: chủ
động, tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc
ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến
đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối
quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối
đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu
tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế... Tham gia các cơ chế hợp tác
an ninh song phương và đa phương trên cơ sở tối đa hóa trong bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Thống nhất nhận thức, xây dựng cơ chế lòng tin
và hoàn thiện khung khổ thể chế giữa các nước về an ninh phi truyền thống - cơ
sở cho hợp tác quốc tế có hiệu quả. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,
trong đó có hợp tác về phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống thông qua cơ chế và phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt. Tăng
cường chia sẻ thông tin giữa Việt Nam với các nước trên từng nội dung về các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua thiết lập cơ chế hợp tác cụ thể và hữu
hiệu. Đồng thời hợp tác quốc tế về chia sẻ thành tựu khoa học - công nghệ,
đào tạo nhân lực và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho phòng ngừa và ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống./.
NTK-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét