Trong
quá trình thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá CNXH, trong đó có
nước ta, các thế lực thù địch đặc biệt coi trọng thủ đoạn “phi chính trị hóa”
quân đội. Để nghiên cứu sâu, có cơ sở lý luận - thực tiễn, từ đó xác định hệ thống
giải pháp phòng, chống hiệu quả thủ đoạn thâm độc, nguy hiểm này, tiếp tục xây
dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, chúng ta cần tiếp cận từ gốc của
vấn đề - đó là, chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Có
thể nói, khái niệm “Diễn biến hòa bình” không mới và cũng không lạ đối với mọi
người. Người ta biết đến cụm từ này từ thập niên 20 của Thế kỷ XX, khi chủ
nghĩa đế quốc (CNĐQ) sử dụng “Diễn biến hòa bình” để chống phá các nước đối địch,
nhất là nước Nga - Nhà nước Xô-viết công nông đầu tiên trên thế giới vừa ra đời
từ sau Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Ngược dòng lịch sử, thậm chí nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng: “Diễn biến hòa bình” nếu xét ở góc độ mục tiêu, tính chất,
nội hàm (bao gồm cả hoạt động phản gián, lật đổ) thì xuất hiện từ thời Xuân Thu
(Thế kỷ VI, trước Công nguyên), cách đây khoảng 2.700 năm, do Tôn Tử - nhà tư
tưởng quân sự nổi tiếng của Trung Quốc phát kiến và được nêu tại Thiên 13 của
cuốn “Binh pháp Tôn Tử”. Tư tưởng chủ đạo của “Thiên”, hay còn gọi “kế
sách” này là “Bất chiến tự nhiên thành”, có nghĩa “không đánh mà thắng”. Có lẽ
cũng vì thế mà sau này một số người thường gọi “Diễn biến hòa bình” bằng cái
tên rất đặc trưng: “Cuộc chiến tranh không khói súng”. Như vậy, có thể khẳng định:
“Diễn biến hòa bình” là cuộc chiến tranh - cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng, thể
chế chính trị; mà đã là chiến tranh thì dù “có khói súng” (bằng quân sự) hay
“không có khói súng” (phi quân sự) cũng đều chung tính chất quyết liệt và chung
mục tiêu là tiêu diệt đối phương bằng sức mạnh “Cứng” hay sức mạnh “Mềm”, hoặc
kết hợp cả hai nguồn sức mạnh “Cứng” và “Mềm”. Chúng ta thấy, ngay từ đầu “Diễn
biến hòa bình” không phải do CNĐQ phát kiến, nhưng hiện đang là “sản phẩm” của
họ và họ có nó trên cơ sở tiếp thu tư tưởng quân sự cổ đại của nhân loại, vận dụng
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng thời điểm, từng giai đoạn, nhằm giành thắng
lợi quyết định trong “cuộc chiến” sống còn với các quốc gia khác hệ tư tưởng, đối
địch.
Không
phủ nhận CNĐQ đã đạt được những thành công nhất định trong việc sử dụng và phát
triển chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Trong giai đoạn đầu, từ khoảng thập niên
20 đến thập niên 50 của thế kỷ trước “Diễn biến hòa bình” được CNĐQ xác định là
một giải pháp quan trọng, giải pháp kết hợp; trong khi giải pháp quân sự, sử dụng
sức mạnh quân sự đóng vai trò quyết định trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng
của họ. Đến giai đoạn kế tiếp, từ khoảng thập niên 50 (CNXH đã phát triển thành
hệ thống, gồm 13 nước) đến thập niên 90, cũng như hiện nay, khi điều kiện sử dụng
giải pháp quân sự bị thu hẹp và khó thực hiện, trong khi tiến công CNXH là mục
tiêu ưu tiên hàng đầu, thì “Diễn biến hòa bình” được CNĐQ đặc biệt coi trọng và
nâng tầm thành chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Với việc sử dụng chiến lược
nguy hiểm này, CNĐQ đã gây một loạt sự kiện với cái gọi là “cách mạng màu”,
“cách mạng đường phố”,… mà thực chất là các hoạt động bạo loạn, lật đổ chính
quyền ở một số nước, như: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung ga ri,… vào những năm 60, 70
của thế kỷ trước. Đặc biệt, cuối thập niên 80, đầu 90, CNĐQ đã sử dụng chiến lược
“Diễn biến hòa bình” để chống phá quyết liệt CNXH. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên
Xô và các nước Đông Âu có nhiều nguyên nhân, nhưng rõ ràng trong đó có bàn tay
chống phá của CNĐQ. Đáng chú ý là, trong quá trình tiến hành “Diễn biến hòa
bình”, họ thúc đẩy mạnh mẽ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất là “phi chính
trị hóa” quân đội, làm cho Quân đội Liên Xô hùng mạnh, với bề dày hơn 70 năm
xây dựng bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Biểu hiện cụ thể là, Quân đội xa rời sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, mất phương hướng chính trị, không xác định được mục tiêu
chiến đấu, mục tiêu bảo vệ và cuối cùng Đảng Cộng sản không còn chỗ dựa, không
được bảo vệ, mất vai trò lãnh đạo, dẫn tới sụp đổ chế độ XHCN.
Đối
với nước ta, ngay sau khi kết thúc “Chiến tranh Việt Nam” - theo cách gọi của
người Mỹ, và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược - theo cách gọi của
nhân dân Việt Nam, họ đã nhanh chóng tiến hành một cuộc chiến tranh mới “không
khói súng” - “Diễn biến hòa bình”. Ngoại trưởng Mỹ Kitxinhgơ khi đó đã ngạo mạn
tuyên bố: “Chúng ta thất bại trong chiến tranh, nhưng sẽ giành chiến thắng
trong hòa bình”. Để hiện thực hóa tham vọng, họ đã liên tục tiến hành các hoạt
động chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh,… bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”; trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi
chính trị hóa” quân đội. Đáng chú ý là những năm gần đây, lợi dụng việc nước ta
mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,… họ
đã sử dụng những hình thức, thủ đoạn mới hết sức tinh vi, thâm độc, nguy hiểm,
hòng gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, tạo khủng hoảng niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Đặc biệt, nhằm thúc đẩy “phi chính trị
hóa” lực lượng vũ trang, nhất là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân - công cụ
bạo lực bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta - họ đã phối hợp hoạt động các lực lượng
phản động trong và ngoài nước để chống phá toàn diện, kể cả từ hệ thống pháp luật
Nhà nước. Điển hình là, lợi dụng việc Đảng, Nhà nước và Quốc hội tổ chức lấy ý
kiến nhân dân tham gia sửa đổi Hiến pháp cũng như hiện nay đang tổ chức thực
thi Hiến pháp mới, các thế lực thù địch, phản động đã ra sức chống phá dưới dạng
tham gia “góp ý”, “kiến nghị”,… trong đó trắng trợn đòi bỏ Điều 4 của Chương I,
đòi bỏ hiến định “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; rằng, cần phải sửa Chương
IV - “Bảo vệ Tổ quốc” với biện giải lố bịch: “Lực lượng vũ trang chỉ trung
thành với Tổ quốc và nhân dân, theo đó chỉ có chức năng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
nhân dân, chứ không có chức năng bảo vệ Đảng, Nhà nước hay bất cứ tổ chức chính
trị nào”; rằng, “Quân đội không chịu sự lãnh đạo của Đảng”. Rõ ràng đây là những
luận điểm hết sức phản động, hoàn toàn trái với cơ sở lý luận, thực tiễn. Thế
nhưng đáng quan ngại là, không phải ai cũng thấy, trong đó có một số ít người
do thiếu thông tin và nhận thức hạn chế đã ngộ nhận, cả tin, thậm chí bị “thuyết
phục” bởi những luận điệu tuyên truyền độc hại đó. Cũng không nằm ngoài mưu đồ
“phi chính trị hóa” quân đội, họ còn sử dụng thủ đoạn “vàng thau lẫn lộn”, đánh
đồng sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam với binh
sĩ quân đội Ngụy quyền Sài Gòn, bằng cách ngụy biện: “họ đều hy sinh vì Tổ quốc,
bảo vệ Tổ quốc”, từ đó đòi Nhà nước ta ghi công và cho hưởng chế độ liệt sĩ. Thật
nực cười, phi lý! Điều đó cho thấy, các thế lực thù địch không từ bất cứ một thủ
đoạn nào hòng đạt cho được mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội. Và, khi không
thực hiện được, họ dở chiêu bài bôi nhọ hình ảnh, hạ thấp uy tín của Quân đội.
Cho nên chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, nhất
là thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, đồng thời gắn
liền với đó, xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị là vấn đề đặc biệt quan trọng,
cấp thiết hiện nay.
Thực
chất đây là mối quan hệ giữa “bảo vệ và xây dựng”; trong đó, mỗi nội dung có nội
hàm riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau. Khi
giải quyết vấn đề này, cần gắn chặt hai nội dung, không được xem nhẹ bất cứ nội
dung nào. Sẽ là không đúng, nếu chúng ta chỉ chú trọng một chiều đến yếu tố “bảo
vệ”, tức là đấu tranh chống “phi chính trị hóa” quân đội, mà xem nhẹ yếu tố
“xây dựng”, mà ở đây là xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị; tương tự như
vậy, nếu chỉ xem trọng yếu tố “xây dựng”, mà không quan tâm đúng mức đến yếu tố
“bảo vệ” cũng là sai. Phương pháp nghiên cứu, xem xét và giải quyết đúng đắn vấn
đề này là, phải trên cơ sở tư duy biện chứng, khoa học; coi trọng giải quyết đồng
bộ cả hai nội dung: đấu tranh làm thất bại mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội
của các thế lực thù địch và đẩy mạnh xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị./.
LQT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét