CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CƠ HỘI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

 

Cơ hội chính trị (CHCT) là một hiện tượng xã hội xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhân loại. Tuy tính chất, mức độ và biểu hiện khác nhau nhưng ở giai đoạn nào, thời kỳ nào cũng có.

Cơ hội chính trị ở nước ta là những người có lập trường, quan điểm, thái độ chính trị thiếu nhất quán, không kiên định, vững vàng; khi cách mạng phát triển thuận lợi thì tỏ ra tích cực, hăng hái; khi cách mạng gặp khó khăn thì dao động, thoái chí, thỏa hiệp, thậm chí phản bội, đầu hàng, quay lại chống phá cách mạng. Đặc trưng nổi bật của CHCT là quan điểm chính trị mơ hồ, lập trường chính trị bấp bênh, không nhất quán; hành vi và hoạt động mang nặng tư tưởng cá nhân; lối sống cơ hội, thực dụng.

Đáng chú ý, trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch đang sử dụng các đối tượng CHCT làm lực lượng xung kích, tiên phong để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Sự chống phá của các đối tượng CHCT ở nước ta trên mọi lĩnh vực, được thực hiện một cách kiên trì, có nội dung, phương thức và lộ trình rất rõ ràng, cụ thể. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, các đối tượng CHCT biên soạn, tán phát “tâm thư”, “thư ngỏ”, “kiến nghị”, “góp ý” để phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, đòi thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”; phủ nhận những thành quả cách mạng, thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập, sai trái; tác động, lôi kéo, hướng lái dư luận xã hội đi ngược lại với đường lối, quan điểm của Đảng; cổ súy cho tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, các đối tượng CHCT sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng và các lãnh tụ cách mạng. Trên lĩnh vực tổ chức, chúng đã và đang âm mưu hình thành các trung tâm phá hoại về chính trị, tư tưởng; các tổ chức chính trị đối lập; lôi kéo, tác động, thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự”, tạo dựng ngọn cờ để âm mưu dùng “Đảng Cộng sản xóa Đảng Cộng sản”. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc với tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước ta.

Đấu tranh phòng, chống CHCT là yêu cầu khách quan, thường xuyên, là vấn đề mang tính cấp bách hiện nay nhằm phát hiện, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của các đối tượng CHCT, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đấu tranh phòng, chống CHCT, cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cơ chế, chính sách, nghiệp vụ. Do đó, trong đấu tranh phòng, chống CHCT, với từng đối tượng cụ thể, cần: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, củng cố lập trường, quan điểm, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên; thực hiện có nền nếp và chất lượng tự phê bình và phê bình để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ nội bộ. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức; tăng cường công tác quản lý nội bộ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những đối tượng CHCT; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng. Kịp thời phát hiện, đấu tranh và xử lý bằng hình thức kỷ luật phù hợp đối với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xử lý kịp thời, đúng pháp luật sai phạm của các đối tượng CHCT. Tham khảo luật pháp quốc tế và kinh nghiệm của các nước khi áp dụng các biện pháp phòng, chống các đối tượng CHCT. Củng cố tài liệu, chứng cứ, đưa ra xét xử kịp thời, công khai, nghiêm minh, đúng pháp luật sai phạm của đối tượng CHC; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia, dân tộc và lợi ích đất nước./.

0 nhận xét: