Chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, thức đẩy “tự diễn biễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta với
tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các thế lực thù địch luôn xác định chống
phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là một “mũi đột phá”.
Thực tiễn cho
thấy, khi làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ 4 lây lan rộng ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phái Bắc,
đã tác động, làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt, lao động và tính mạng, sức khỏe
của hàng trăm triệu đồng bào ta. Trong khi Việt Nam đã, đang thể hiện sự nỗ lực
vượt bậc để cùng cộng đồng thế giới kiên quyết ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi và
giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, đến nay, đại
dịch Covid-19 với làn sóng thứ 4 có chiều hướng thuyên giảm, dần khống chế được
dịch bệnh, số người chết và nhiễm mới giảm hàng ngày, số người khỏi bệnh ra viện
tăng hàng chục nghìn ca.
Vậy mà, vẫn có
những tiếng nói lạc lõng, những luận điệu xảo trá, những thông tin giả mạo, sai
sự thật, nhằm xuyên tạc Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Nhưng trong chính bối cảnh khó khăn chồng chất do đại dịch tác động làm ảnh hướng
đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước ta cũng là lúc Đảng, Nhà nước thể hiện
rõ nét sự ưu việt của thể chế chính trị và củng cố niềm tin trong nhân dân. Mặc
dù có nhiều đối tượng vẫn tìm cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và điều
hành của Nhà nước, gây chia rẽ đại đoàn kết giữa người dân với chính quyền
nhưng điều đó dường như không thể đi ngược lại những gì đang diễn ra theo tính
tất yếu của nó. Lòng dân chính là thước đo để khẳng định sự ưu việt, bản chất
dân chủ thực sự của chế độ chính trị ở Việt Nam.
Phải nói rằng,
trong đại dịch covid 19 hay ứng phó với các đợt bão lũ chồng chất trong năm vừa
qua, Nhà nước đã lan tỏa được quyết tâm chính trị trong ứng phó với các vấn đề
này. Điều đó đã khơi dậy, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân
tộc Việt Nam. Khi những giải pháp ứng phó dịch bệnh của Chính phủ phát huy hiệu
quả, tạo được môi trường an toàn cũng như không gây đứt gãy sự phát triển kinh
tế, niềm tin của nhân dân lại càng được củng cố và theo đà đó, nhân dân lại
càng tích cực chung tay với Chính phủ để đối phó với những khó khăn chung của đất
nước.
Rõ ràng, thực tế
nếu Đảng, Nhà nước không coi trọng, không khơi dậy được giá trị cốt lõi trong
truyền thống của dân tộc Việt Nam thì rõ ràng khó có thể khai thác được sức mạnh
của nhân dân như thời gian qua. Ngược lại, nếu người dân không đặt niềm tin vào
chính quyền thì họ sẽ không sẵn sàng xắn tay, chung sức, đồng lòng với Chính phủ
như thời gian qua. Niềm tin của nhân dân ngày càng được củng cố cũng như đóng
góp của họ với cộng đồng, đất nước chính là thước đo giá trị nhất đối với uy
tín, vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ. Vị
thế, uy tín trên trường quốc tế được nâng cao, thể hiện rõ nét là sự dịch chuyển
hoạt động sản xuất của nhiều tập đoàn lớn sang Việt Nam. Cùng với đó, niềm tin
của nhân dân được củng cố, môi trường chính trị - xã hội ổn định chính là sức mạnh
để đất nước tiếp tục phát triển, khẳng định sự lựa chọn đúng đắn và tính ưu việt
của chế độ chính trị nước ta.
Sự phát triển của
Internet, mang xã hội và các trang mạng khác là phương thức mà các thế lực, thù
địch lợi dụng triệt để nhằm tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch,
thông tin xấu độc, biạ đặt, thật giả lẫn lộn, hòng gây nhiễu loạn thông tin;
gieo rắc tư tưởng hoài nghi, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, lực lượng vũ trang, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, v.v.
Mục đích của chứng
nhằm xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng. Có những thông tin chúng cố tình
xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã “lỗi thời”, nên cần phải
thay đổi bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản cho “ phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại”. Đồng thời ra sức tuyên truyền, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, tự ngộ nhận
rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, không còn là xã hội áp bức, bóc lột,
v.v.Thông qua đó, làm cho đội ngũ cán bộ, đangr viên và nhân dân hoang mang,
dao động, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của đang Đảng, thành tựu công cuộc đổi
mới đất nước cũng như mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bên cạnh có, chúng tạo nên một “ đại dịch”
khác trên mạng xã hội. đó là “đại dịch tin giả”, nhằm làm lẫn lộn đúng
sai, thật, giả. Chúng chỉ trích, rêu rao
rằng: “Dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh
phía Nam là do cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm đến tính mạng, sức khỏe người
dân; năng lực quản lý, điều hành của chính quyền yếu kém nên không có các chủ
trương, biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh…”; hay “Việt Nam quá
lạc quan với kết qủa phòng, chống dịch bằng biện pháp hành chính nên “thiếu chủ
động” trong tiêm vaccine…” khiến cho thế giới hiểu không đúng về quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo và những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng,
Nhà nước, Nhân dân; gây khó khăn cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, Bộ Y tế, các ban, bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống dịch
Covid-19 thời gian qua. Đến nay làn sóng thứ 4 đại dịch chống dịch Covid-19 đã
đạt được thành qủa nhất định, là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm của Đảng,
Chính phủ và nhân dân đã đập tan những thông tin bịa đặt, xuyên tạc về phòng,
chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Thực tế đã có rất
nhiều các vụ việc cưỡng chế, xử lý do cố tình vi phạm quy định trong phòng chống
dịch Covid-19 như việc cố ý vượt chốt kiểm dịch, chốn cách ly, khai báo gian dối
tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận,... Rõ ràng, các bài báo đưa tin thổi phồng,
hướng lái dư luận chỉ trích chính quyền trong công tác chống dịch mặc cho chính
quyền luôn nỗ lực hết sức cùng người dân vượt qua đại dịch. Bài viết của báo
Tuoitre rất nhanh sau đó đã được xóa nhưng xét cho cùng sửa chữa liệu có là kịp
khi bài viết được đăng tải đã có hàng trăm nghìn lượt người tiếp cận, tư tưởng
của bạn đọc sẽ bị ảnh hưởng ra sao, điều đó ta không thể rõ.
Tiến sĩ Lê Doãn
Hợp, Nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT. Cho rằng,
để giải quyết thông tin xấu độc, chúng ta nên học tập thế giới, họ có 4 giải
pháp cơ bản:
Thứ nhất, quản
lý báo chí trên môi trường mạng, khoa học công nghệ,... Cái gì báo chí chính thống
không theo kịp thì mạng xã hội sẽ bổ sung. Vì vậy báo chí truyền thống phải bám
sát đời sống.
Thứ hai, hệ thống
pháp luật phải hoàn chỉnh hơn, luật pháp phải tạo ra khung pháp lý ủng hộ người
tốt, thông tin tốt; nhưng ngược lại cũng phải răn đe người không tốt, xử lý người
xấu đưa tin xấu, độc.
Thứ ba là nâng
cao dân trí để phòng vệ trên mạng xã hội. Việc tìm hiểu thông tin trên mạng
cũng phải tự phòng vệ, trình độ khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau vì vậy
nâng dân trí sẽ là cách phòng vệ tốt nhất.
Thứ tư, mỗi cá
nhân đều phải có ý thức ngăn chặn cái xấu, phản bác cái xấu một cách có lý, có
tình, thuyết phục. Chúng ta không thờ ơ trước mạng xã hội nhưng nếu chúng ta
không có cách xử lý điềm tĩnh, trí tuệ, khoa học trước thông tin từ mạng xã hội
thì cũng không thể đẩy lùi được thông tin xấu độc.
Vì vậy, bám sát
mạng xã hội vừa ngăn chặn cái xấu, đồng thời khai thác cái tốt là định hướng để
chỉ đạo, quản lý dẫn dắt đất nước tiến bộ nhanh hơn trong môi trường cởi mở, đa
dạng, phong phú mà tôi nghĩ là phần ưu nhiều hơn./.
NTP-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét