Gần đây, trên
trang mạng Bureau CTM Media – Âu Châu, Nguyễn Huy Vũ đã tung ra bài viết với luận
điệu: “Văn hóa phục tùng và bạo lực của người Việt”. Nội dung bài viết cho thấy
Nguyễn Huy Vũ tỏ ra là người có tri thức, đưa ra những luận điệu so sánh “Ta”,
“Tây”, ra vẻ “trăn trở” về văn hóa và con người Việt Nam, nhưng thực ra hắn chẳng
hiểu gì về văn hóa, con người Việt Nam. Bởi, những “trăn trở”, “ưu tư” của y chỉ
là lớp vỏ bọc cho những toan tính đen tối và lừa lọc, là chiêu bài quen thuộc của
các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Theo Nguyễn Huy
Vũ: “văn hóa mà người Việt Nam tự hào chính là cái văn hóa đẻ ra một dân tộc
nhu nhược”… Đây là giọng điệu bỉ ổi của y, nhằm phủ nhận nền văn hóa Việt Nam,
phủ nhận giá trị nhân văn, văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam. Nguyễn Huy
Vũ cố tình không hiểu rằng: Thế hệ cha ông đi trước và hôm nay, với trên 97 triệu
dân Việt Nam, văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức sống, bản lĩnh, cốt cách của
dân tộc, con người Việt Nam, gắn với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Văn
hóa ấy cần được bảo tồn, gìn giữ, kế tục và phát huy. Văn hóa ấy sẽ giúp mỗi
người Việt Nam có cơ sở, nền tảng lựa chọn cho mình các hành vi văn hóa, bản
lĩnh, cốt cách văn hóa phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội Việt Nam trong
giao lưu, hội nhập, mở cửa, tôn trọng, cầu thị với các giá trị văn hóa khác.
Văn hóa ấy được kế thừa, phát triển sẽ làm nên một diện mạo, đặc trưng, sức sống
mới, thể hiện trình độ phát triển, đặc tính nhân văn, ưu việt, vẻ đẹp Chân –
Thiện – Mỹ của con người, đất nước Việt Nam.
Con người Việt
Nam, với cộng đồng các dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của dân tộc
đã tạo dựng được những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú,
đa dạng. Những giá trị văn hóa bền vững, trường tồn tiêu biểu cho bản sắc, sức
sống, phẩm giá của dân tộc, của con người Việt Nam tiếp tục tỏa sáng, soi đường
cho các thế hệ hôm nay và mai sau vững bước trong xây dựng, kiến tạo môi trường
văn hóa Việt Nam tốt đẹp hơn trong giao lưu hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền
vững đất nước.
Con người và
văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những bản sắc riêng đã khẳng định và định
vị đươc vị thế trong thực tiễn lịch sử chống giặc ngoại xâm, giữ nước, giành độc
lập tự do cho dân tộc. Ngày nay, người Việt Nam được thế giới ghi nhận là thông
minh, trí tuệ, nhân văn; không những thế, trên các lĩnh vực khoa học công nghệ,
giáo dục, y tế, quân sự, nông nghiệp, văn hóa, thể thao, chính trị… đều có sự
ghi danh, có dấu ấn thành tích của con người Việt Nam; Việt Nam từ một đất nước
nghèo đói, bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng nay đã trở thành đất nước có đủ
lương thực, thành nước xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới, có gạo ngon nhất thế giới;
đặc biệt hơn, trong cuộc chiến chống giặc COVID-19, quốc gia hình chữ S trên bản
đồ thế giới, được ghi nhận, đánh giá có nhiều điểm sáng trên toàn cầu trong nỗ
lực phòng chống dịch bệnh.
Con người Việt
Nam của thế kỷ XXI năng động, sáng tạo, kế thừa, học hỏi, hòa hợp tốt các giá
trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiện đại: tiếp nối được truyền thống
yêu nước nồng nàn; gia tăng ý chí tự cường, tự tôn dân tộc; tinh thần đoàn kết,
ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, cộng đồng; nhân ái bao
dung, trọng nghĩa tình đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động; tinh tế trong ứng
xử, giản dị trong cuộc sống; dân chủ và trách nhiệm trong xã hội; công khai,
minh bạch; trung thực, khách quan, bản lĩnh; tương trợ, hợp tác; khoa học và
sáng tạo; thượng tôn pháp luật; … Đây là cơ sở để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
hệ giá trị văn hóa Việt Nam hôm nay: vừa in đậm được dấu ấn sắc thái, bản sắc,
cốt cách, bản lĩnh Việt Nam không thể hòa tan, trộn lẫn trước bất kỳ ý đồ xâm
lăng hay đồng hóa văn hóa nào, vừa kiến tạo được nền văn hóa Việt Nam hòa hợp,
hội nhập tốt trong giao lưu, tiếp nhận có chọn lọc các nền văn hóa đa dạng, tiến
bộ khác trên toàn cầu. Nền văn hóa Việt Nam ngày càng hoàn thiện, thấm nhuần
các giá trị nhân văn, dân chủ, tiến bộ, khoa học và hội tụ đủ sức mạnh nội sinh
để thấm sâu, lan tỏa rộng khắp trong toàn bộ đời sống xã hội. Tất cả góp phần dần
hoàn thiện hệ giá trị con người Việt Nam trong thế kỷ XXI; kiến tạo những công
dân của nền văn hóa số, của Chính phủ số Việt Nam, bổ sung thêm những giá trị
văn hóa, con người mới. Những con người không chỉ có nhân cách, lối sống tốt đẹp,
với các đặc trưng cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết,
chăm chỉ mà còn giàu về trí tuệ; đời sống tinh thần phong phú; đạo đức trong
sáng; thể chất, thể lực mạnh mẽ; có nếp sống văn minh, hiện đại; có trách nhiệm
và nghĩa vụ công dân; có ý thức thượng tôn pháp luật; có tư duy độc lập, sáng tạo;
có tinh thần hợp tác, phục vụ …
Như vậy, văn
hóa, truyền thống của dân tộc và con người Việt Nam là không thể phủ nhận,
xuyên tạc, là người Việt Nam (kể cả đồng bào trong nước và kiều bào ở nước
ngoài) chúng ta đều có quyền tự hào về văn hóa, truyền thống, lịch sử vẻ vang của
dân tộc về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng,
Nhà nước, nhân dân Việt Nam đang hướng tới. Luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của
Nguyễn Huy Vũ và đồng bọn về nhân phẩm, danh dự, các giá trị truyền thống văn
hóa của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, đi ngược lại với mục tiêu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều cần phải đấu tranh loại bỏ./.
PQ-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét