CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÀ SỰ PHÙ HỢP VỚI XU THẾ THỜI ĐẠI

 

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: CNXH là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Đi lên CNXH là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao; Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, con đường đi lên CNXH của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Bài viết phân tích bản chất đặc trưng và định hướng CNXH ở Việt Nam; Nhận thức đúng đắn về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là phù hợp với thực tiễn và xu thế thời đại; Sự nhất quán, bản lĩnh, trí tuệ và sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kiên định con đường đi lên CNXH.

Đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mang tính đặc thù riêng nhưng nó luôn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu của cách mạng. Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi giành được độc lập đã bỏ qua thời kỳ phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên CNXH. Đây là một sự lựa chọn đúng đắn, mang tính thời đại, phù hợp với xu thế và thực tiễn lịch sử.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh, trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tăng cường áp bức bóc lột thuộc địa và nhân dân lao động chính quốc. Đồng thời, ở Liên Xô công cuộc xây dựng CNXH đã đạt nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ), đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong bối cảnh ấy, ngay từ khi ra đời trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã xác định, làm tư sản dân quyền cách mạng giành độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa cộng sản, bỏ qua gia đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, mang tính thời đại, phù hợp với xu thế phát triển.

Năm 1945, sau khi giành độc lập, Đảng ta lựa chọn xây dựng chế độ XHCN vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đây là sự lựa chon phù hợp với xu thế thời đại và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bởi, sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống XHCN trên thế giới đã hình thành và phát triển. Chính sự lựa chọn đúng đắn ấy đã tạo nên sức mạnh nội lực và ngoại lực vô song để dân tộc Việt Nam kiên cường vượt qua mọi sóng gió tiến hành quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ hi sinh với 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Trong cuộc trường chinh cách mạng gian khổ, Việt Nam là một tấm gương mẫu mực trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên xây dựng CNXH. Đó là một sự độc đáo, sáng tạo về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ sở bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là đường lối cơ bản, xuyên suốt và nhất quán của cách mạng Việt Nam, khẳng định sự đúng đắn của Đảng và Bác Hồ trong nhận thức về CNXH và lựa chọn con đường đi lên CNXH phù hợp với xu thế thời đại; khẳng định bản lĩnh, sự sáng tạo của Đảng trong lựa chọn con đường đi lên CNXH mang tính đặc thù riêng của dân tộc Việt Nam.

Sau khi thống nhấtđất nước, cả dân tộc Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng CNXH với muôn vàn khó khăn về mọi mặt. Có thể nói, những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH, nhất là những thành tựu của 35 năm đổi mới là cơ sở vững chắc để khẳng định tính tất yếu con đường đi lên CNXH của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại và yêu cầu thực tiễn của lịch sử dân tộc. Kết hợp độc lập dân tộc với CNXH là con đường phát triển khách quan của dân tộc, là chân lý lớn của thời đại Hồ Chí Minh, là động lực xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Lựa chọn con đường CNXH là sự lựa chọn của Ðảng ta, của Bác Hồ và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam, của lịch sử. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.24).

Hiện nay, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới, đó là chủ nghĩa tư bản hiện đại, mang tính toàn cầu hóa. Một số nước tư bản phát triển đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học và công nghệ, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, năng suất lao động nâng cao; có sự điều chỉnh nhất định về sở hữu, an sinh xã hội… làm cho diện mạo của chủ nghĩa tư bản có nhiều thay đổi. Song, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó; các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, các tệ nạn xã hội, nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra lại càng làm bộc lộ rõ bản chất chế độ chính trị - xã hội của các nước này không vì sức khỏe, hạnh phúc của đại đa số nhân dân lao động. Các phong trào đấu tranh phản kháng xã hội đã bùng nổ mạnh mẽ, làm bộc lộ rõ sự thật về những mâu thuẫn mang tính bản chất không thể hóa giải của chế độ tư bản chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó” (Nguyễn Phú Trọng, 2021). Do vậy, các cuộc khủng hoảng về nhiều mặt tiếp tục diễn ra làm trầm trọng thêm các mâu thuẫn, xung đột, bạo lực dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, biểu tình, bãi công… không chỉ ở thế giới tư bản, mà còn đặt ra nhiều thách thức vô cùng to lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Như vậy, đây không phải là chế độ xã hội mà nhân dân Việt Nam mong đợi, càng không phải là tương lai của nhân loại. Nhân dân Việt Nam cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, phát triển theo định hướng XHCN với những hiệu quả tích cực về kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Khẳng định về sự đúng đắn và phù hợp của con đường đi lên CNXH ở nước ta, Đại hội XIII của Đảng khẳng định, tiến trình công cuộc đổi mới 35 năm qua đã làm cho “Lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập II, tr.322). Những thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, tập II, tr.322).

H.D.H.H2

 

0 nhận xét: