Trong bối
cảnh internet mang lại nhiều tác động tích cực, song cũng tiềm ẩn những nguy cơ
ảnh hưởng xấu đến văn hóa truyền thống, an toàn xã hội và an ninh quốc gia, các
cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, định hướng đối với sự phát triển của
mạng xã hội.
Chủ đề của Đại
hội XIII của Đảng là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí,
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(1).Do đó, tăng cường đấu
tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện
nay là vấn đề cấp thiết, nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, chống
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.
Đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin và tài liệu có nội
dung xấu, độc trên mạng xã hội là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị. Hệ
thống tuyên giáo Đảng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức của Đảng,
trực tiếp góp phần thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, cần tăng cường
tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm,
chủ trương của Đảng; xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng nhằm nâng cao năng lực
và sức chiến đấu của Đảng. Thực tiễn sôi động và phức tạp của đời sống xã hội
trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên giáo. Đây là một trong những
vũ khí sắc bén chống lại âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực
thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc trên mạng xã hội. Cần quản
lý mạng xã hội như một công cụ thể hiện quyền tự do của con người song tuyệt đối
không để các thế lực phản động lợi dụng xuyên tạc, tiến hành các hoạt động chống
phá chế độ.
Tháng
10-2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn
đàn Cạnh tranh quốc gia” nhằm cung cấp cho người dân những thông tin thời sự nhất
về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước. Việc lập trang mạng xã hội vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, vừa
định hướng dư luận, đồng thời giúp Nhà nước tăng cường quản lý xã hội bằng
chính công cụ hữu hiệu này. “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc
gia” trở thành phương thức truyền thông hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước đến nhân dân, cung cấp tri thức và củng cố niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Hai trang mạng
này cũng góp phần định hướng hành vi của cá nhân, giám sát và quản lý xã hội, kết
nối ý Đảng với lòng dân. Cũng nhờ mạng xã hội mà trong những ngày thực hiện Chỉ
thị số 16/CT-TTg về giãn cách xã hội, người dân vẫn nắm bắt nhanh chóng, đầy đủ
các thông tin về tình hình chính trị - xã hội, phòng chống dịch bệnh, tiến hành
các hoạt động làm việc, giao lưu trực tuyến, giảng dạy online, thương mại điện
tử, trao đổi thông tin liên lạc.
“Cán bộ
và công tác cán bộ là vấn đề cực kỳ quan trọng và hệ trọng, là nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ; là khâu
then chốt của công tác xây dựng Đảng; là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”(2); công tác giáo dục lý luận chính trị,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đóng vai trò quan trọng.Để tiếp tục nâng cao nhận thức
chính trị, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong các tổ chức Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân; chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên
lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động trên
mạng xã hội, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tuyên truyền đường
lối, chính sách, quan điểm của Đảng về những vấn đề thời sự lớn, những vấn đề mới
trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Định hướng tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân trước những vấn đề quan trọng trong nước và quốc tế là
góp phần tạo ra sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội;
củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào cách mạng.
Cần có chế
tài xử phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự
thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phá hoại quan
hệ quốc tế của đất nước. Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua tháng 6-2018
đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019. Đảng, Nhà nước cho phép
sử dụng mạng xã hội và bảo đảm tự do internet nhưng kiên quyết không để mạng xã
hội trở thành công cụ cho các thế lực chống đối, thù địch lợi dụng, tiến hành
các hoạt động chống phá.
Nâng cao hiệu
quả đấu tranh ngăn chặn các nội dung xấu độc, quan điểm sai trái trên mạng xã hội
là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Cần tăng cường quản lý
chặt chẽ các hoạt động trên không gian mạng, phát huy ưu thế của mạng xã hội
trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới./.
TMN-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét