CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LẤY CÁI ĐẸP DẸP CÁI XẤU, LẤY TÍCH CỰC ĐẨY LÙI TIÊU CỰC

 

Khen thì dễ nhưng phê thì rất khó, ai cũng muốn được khen mà không muốn bị chê. Bởi chê là đụng chạm đến khuyết tật của con người, đụng chạm đến nó là sẽ đau. Chính vì thế trên thực tế, không ít người sợ bị phê bình và ngại phê bình người khác, chưa biết cách tự phê bình và phê bình... Khắc phục được những căn nguyên này sẽ giúp tự phê bình và phê bình trong Đảng nâng lên                    

Thực chất của tự phê bình và phê bình là tự bản thân kiểm điểm, góp ý giúp đồng chí, đồng nghiệp xem lại việc đã làm được và chưa làm được; làm hay hoặc còn thiếu sót, sai lầm và từ đó phát huy cái tốt, tìm ra biện pháp khắc phục sửa chữa khuyết điểm, sai lầm.

Tự phê bình và phê bình phải đúng phương pháp, nghiêm túc không nể nang, không “dĩ hòa vi quý”, không thêm cũng không bớt và phải căn cứ vào sự việc có thật để nhận xét, đánh giá và phân tích, vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm, công tâm, có lý, có tình, mềm dẻo, khéo léo về cách thức để người có khuyết điểm nhận thấy khuyết điểm của mình, có thái độ đúng đắn trong tiếp thu phê bình, sửa chữa khuyết điểm.

Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ động cơ đúng đắn, trong sáng, mang tính chất xây dựng, có tình đồng chí yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; phải công khai trực tiếp nói ý kiến của mình để “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”, không “nhẹ trên, nặng dưới”. Biết tự phê bình mình trước, phê bình người khác sau; cấp trên phải tự giác, gương mẫu tự phê bình và phê bình trước để cấp dưới noi theo, ai cũng thực hiện tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình phải “trong trước, ngoài sau”, phải được thực hiện trong tổ chức của Đảng, không được nói xấu sau lưng nhau.

Trong tự phê bình và phê bình, phải dựa vào Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết và các quy định của Đảng, Nhà nước và quân đội. Phải nhìn nhận ưu, khuyết điểm một cách toàn diện, tránh phiến diện, thiên lệch; khắc phục khuyết điểm, cổ vũ, khuyến khích ưu điểm. Cần chú ý đến đặc điểm về giới, dân tộc, trình độ của cán bộ, đảng viên; lựa chọn thời điểm phê bình phù hợp. Kết hợp chặt chẽ tự phê bình và phê bình trong Đảng với phê bình của quần chúng.

Phải đưa tự phê bình và phê bình đi vào nền nếp, thành việc làm thường xuyên trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục kịp thời thiếu sót, khuyết điểm từ lúc mới manh nha. Do vậy, Đảng bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW và các quy định của Trung ương, của của cấp ủy đảng về thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên tất cả các khâu, lĩnh vực công tác; chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Trọng tâm là đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và hoạt động, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt; lấy cái đẹp dẹp cái xấu; phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống.

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng theo hướng: Rà soát, ban hành, bổ sung quy chế làm việc để hoạt động đảm bảo nguyên tắc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên.

Tăng cường thông tin hai chiều, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, khắc phục tình trạng cục bộ, nể nang, né tránh, che giấu khuyết điểm. Khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để tự phê bình và phê bình có “đất” cho chân - thiện - mỹ sinh sôi nảy nở, đẩy lùi dần cái xấu, cái ác, sự ích kỷ, vô cảm./.

LXT-H4

 

0 nhận xét: