Khen thì dễ
nhưng phê thì rất khó, ai cũng muốn được khen mà không muốn bị chê. Bởi chê là
đụng chạm đến khuyết tật của con người, đụng chạm đến nó là sẽ đau. Chính vì thế
trên thực tế, không ít người sợ bị phê bình và ngại phê bình người khác, chưa
biết cách tự phê bình và phê bình... Khắc phục được những căn nguyên này sẽ
giúp tự phê bình và phê bình trong Đảng nâng lên.
Thực tiễn cho
thấy, khi cấp trên thực sự có thái độ chân thành, cầu thị trong tự phê bình và
tiếp thu phê bình, dám thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nói thẳng,
nói thật, tự phân tích những hạn chế, khuyết điểm của mình, không định kiến,
trù dập người phê bình và có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, ân cần với cấp
dưới để cùng tiến bộ thì cấp dưới mới dám mạnh dạn, thẳng thắn phê bình cấp
trên, phê bình đồng chí, đồng nghiệp và tự phê bình bản thân. Ngược lại, nếu thực
hiện công tác này không tốt sẽ dẫn đến tình trạng “dĩ hòa vi quý”, bao che, né
tránh khuyết điểm, biết đúng không bảo vệ, biết sai không đấu tranh. Do vậy,
cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt phải nêu gương về tự phê bình và phê bình; phát
huy vai trò của cấp ủy và tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ chủ chốt
của cơ quan, đơn vị.
Tự phê bình
và phê bình chỉ được tiến hành thực sự có hiệu quả khi đề cao và mở rộng dân chủ.
Đồng thời, cần bảo vệ và khuyến khích quần chúng, cán bộ, đảng viên dũng cảm,
trung thực dám nói thẳng, nói thật trong phê bình góp ý cho lãnh đạo, cho đồng
chí, đồng nghiệp. Khi dân chủ nội bộ không được phát huy, những người thẳng thắn,
trung thực, dũng cảm trong phê bình sẽ bị cô lập, ức hiếp, trù dập thì hoạt động
tự phê bình và phê bình dù có tiến hành cũng chỉ là hình thức, không đem lại hiệu
quả. Khi “bị” phê bình mà tiếp thu với tinh thần cầu thị, thái độ thành khẩn nhận
ra khuyết điểm của mình và có biện pháp sửa chữa, “sai đâu, sửa đó”, không những
tránh được “vết xe đổ” mà còn tiến bộ hơn.
Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ ra: Đảng ta là đảng cầm quyền “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội”, đảng viên có chức, có quyền nếu không nghiêm túc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức cách mạng rất dễ nảy sinh những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân,
tư tưởng cơ hội, thực dụng, độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, quan liêu, xa rời
quần chúng... Đảng viên cũng là con người, không phải là thánh thần, có hoạt động
thì khó tránh khỏi sai lầm, ai cũng có cái tốt, cái xấu, chỉ khác nhau ở chỗ nặng
hay nhẹ và trạng thái biểu hiện của nó, nhưng đã tình nguyện vào một Đảng vì
dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính
tốt và sửa bỏ những tính xấu. Bác chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh
nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí...
Trong bối cảnh
đất nước hội nhập sâu rộng, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, các thế
lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam, tác động không nhỏ
tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt
nguyên tắc tự phê bình và phê bình là yêu cầu cấp bách của mỗi tổ chức đảng và
đảng viên. Bên cạnh việc thực hiện thường xuyên, nghiêm túc của cấp ủy, tổ chức
đảng thì mỗi cán bộ, đảng viên càng phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu Tự
soi - Tự sửa - Tự rèn luyện - Tự miễn dịch với cám dỗ - Thành thật với chính
mình, với mọi người.
Cốt yếu là
nghiêm khắc với chính mình, có như vậy, tự phê bình và phê bình sẽ nâng lên, mỗi
đảng viên đều tốt sẽ làm tổ chức tốt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao uy tín và củng cố niềm tin của quần chúng
với Đảng./.
LXT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét