Độc
lập, tự chủ là năng lực thực sự của một quốc gia giữ vững chủ quyền và sự tự
quyết về đối nội và đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ và thực hiện tối đa lợi ích
quốc gia, dân tộc của mình.
Độc
lập, tự chủ của quốc gia trước hết là độc lập, tự chủ trong việc lựa chọn chế độ
chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc lập, tự chủ trong việc
quyết định đường lối chiến lược phát triển, chủ động xây dựng và hoàn thiện luật
pháp, chính sách và các công cụ quản lý phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và
các điều ước quốc tế đã tham gia và cam kết thực hiện.
Hội
nhập quốc tế là quá trình tham gia để trở thành một bộ phận cấu thành có vị
trí, vai trò nhất định trong các lĩnh vực hoạt động của cộng đồng quốc tế.
Giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
hội nhập quốc tế trong giai đoan hiện nay cần chú ý một số vấn đề sau
Một
là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế
Cần
nhận thức rõ: Độc lập và tự chủ là hai mặt thống nhất (nhưng không đồng
nhất) của chủ quyền quốc gia; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối
quan hệ biện chứng, vừa tạo tiền đề cho nhau và phát huy lẫn nhau, vừa thống nhất
với nhau trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của cách mạng và lợi ích căn bản
của đất nước ta, dân tộc ta, trước hết là mục tiêu an ninh và phát triển.
Hội
nhập quốc tế tự bản thân nó không làm suy giảm độc lập, tự chủ mà đem đến cơ hội
và cả thách thức mới đối với việc củng cố và tăng cường độc lập, tự chủ. Không
tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ; nhưng hội nhập phải bảo đảm nguyên tắc củng cố độc
lập, tự chủ.
Nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước. Hội nhập quốc tế
đặt ra nhiều thách thức mới. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định
nhất để vượt qua các thách thức đó trong quá trình hội nhập quốc tế. Giữ vững độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế hiệu quả cần tới khâu then chốt là nâng cao
năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, năng lực quản lý, điều hành xã hội của
Nhà nước tại tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.
Độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có hiệu quả là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của
cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc. Đảng lãnh đạo và có chính sách
đúng. Nhưng triển khai chính sách hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào các cấp, các
ngành, các doanh nghiệp cũng như từng người dân. Sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
luôn là sự nghiệp của quần chúng. Hội nhập cũng phải là sự nghiệp của toàn Đảng,
toàn dân. Nước ta càng hội nhập sâu rộng cũng đồng nghĩa với việc các bộ phận
nhân dân, các doanh nghiệp, các khu vực và thành phần kinh tế, cùng các địa
phương đều gắn vào quá trình hội nhập. Như vậy, nếu Việt Nam hội nhập toàn diện
vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội khu vực và thế giới thì mọi
người dân Việt Nam cũng không thể đứng ngoài quá trình này.
Hai
là, Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia là yếu tố quyết định trong việc
giải quyết mối quan hệ độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.
Nâng
cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, trước hết là chăm lo công tác xây dựng Đảng và
củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Nhanh chóng tăng cường tiềm lực mọi mặt,
nhất là thực lực, sức cạnh tranh và khả năng thích ứng của nền kinh tế. Không
ngừng nâng cao và khai thác có hiệu quả vị thế của đất nước.
Về
kinh tế: Đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN; phát triển nhanh nền kinh tế để tạo nền tảng vững chắc và tạo dựng cấu
trúc phát triển an toàn, bền vững của nền kinh tế, nâng cao khả năng thích ứng
của nền kinh tế trước các biến động của tình hình quốc tế; quan tâm phát triển
giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
phát triển nhanh kết cấu hạ tầng.
Về
an ninh, quốc phòng: Song song với việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp
chặt chẽ kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày một sâu rộng; tạo cho được sự “đan xen lợi ích” mọi mặt giữa nước ta và
các đối tác cũng như giữa các đối tác với nhau trong quan hệ với nước ta; duy
trì cân bằng lợi ích giữa các nước lớn; chú trọng quan hệ với các nước láng giềng,
các nước ASEAN.
Ba
là, nhanh chóng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là xây dựng đội ngũ,
củng cố bộ máy và cơ chế phối hợp chỉ đạo để đưa hội nhập vào thực chất và chiều
sâu. Bộ máy, nhân sự mạnh và cơ chế phối
hợp tốt sẽ: (1) giảm sự va chạm lợi ích cục bộ để tạo sự đồng thuận lớn hơn về
lợi ích quốc gia, dân tộc; (2) tạo tâm lý tham gia hội nhập tự tin hơn, phát hiện
và khai thác tốt hơn các cơ hội bên ngoài đem tới; (3) đóng vai trò chủ động và
tích cực hơn trong các diễn đàn quốc tế và khu vực qua các sáng kiến, dự án; và
(4) tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, chủ động, tích cực phát hiện và
phòng ngừa các phức tạp, thách thức trong quá trình hội nhập.
Bốn
là, hình thành cơ chế chỉ đạo tập trung, thống nhất, đủ năng lực và thẩm quyền xử
lý các vấn đề liên quan tới độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu
quả phối hợp liên ngành để phát huy ưu thế của từng ngành, từng lĩnh vực trong
quá trình hội nhập, đồng thời đối phó tốt hơn đối với các thách thức của quá
trình hội nhập.
Vấn
đề độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là một trong những vấn đề lý luận, thực
tiễn rất cơ bản của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cần quán triệt
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập
quốc tế, định rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương châm và các biện pháp lớn cho
các hoạt động hội nhập trong từng lĩnh vực, phát huy thế mạnh và sự chủ động,
sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm “Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương
liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng hợp tác cùng có
lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là
đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế”[1]./.
HDH-H2
[1] Đảng cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG sự thật, H. 2021.
tập 1, tr 161,162
0 nhận xét:
Đăng nhận xét