Mạng xã hội
phát triển rất nhanh và vai trò của nó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội
và quốc phòng. Chưa bao giờ mạng xã hội trở nên phổ biến và chiếm lấy phần lớn
thời gian sử dụng Internet của con người, mang lại các giá trị to lớn về mọi
mặt. Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích, dễ sử dụng…Tuy nhiên, mạng xã hội cũng
có mặt xấu, “độc hại” khiến người sử dụng nó phải gánh chịu hậu quả nếu vi phạm
quy tắc sử dụng. Đặc biệt là hiện nay, mạng xã hội đang là môi trường thuận lợi
để các thế lực thù địch lợi dụng tung tin xấu, độc, đẩy mạnh hoạt động chống
phá, gây rối loạn tình hình.
Chiêu thức và
thủ đoạn phổ biến của các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị,
phản động là sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá, xuyên
tạc sự thật, tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức tiến hành các cuộc “cách
mạng màu”, thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Vì lẽ đó, mạng xã hội trở thành
một “trụ cột” của sự phát triển, một “không gian chủ quyền an ninh” quốc gia.
Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung” vừa
qua, chúng ta thấy rõ vai trò “ngòi nổ” với sự “kích hoạt” nhanh, mạnh, vô cùng
nguy hiểm của mạng xã hội khi nó bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để
lan truyền các tin thất thiệt, các băng hình giả mạo để kích động, gây hấn, tạo
dựng các cuộc bạo động, lật đổ chính quyền. Thông qua mạng xã hội, lan truyền
tin, thực hiện nhiệm vụ gián điệp, nắm tình hình, tạo cơ sở xác định thời điểm
và nội dung, hình thức, biện pháp kích động, chống đối; Tạo dựng, khoét sâu các
mâu thuẫn, bất đồng, làm mọt ruỗng từ bên trong thể chế, gây mất đoàn kết trong
nội bộ, tạo điều kiện cho các hành động chống đối; nhen nhóm ngọn lửa bùng phát
xung đột, chiến tranh; Thông qua mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, kích
động, tập hợp lực lượng cho việc thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường
phố”, “cách mạng nhung”.
Việc quản lý
thông tin trên mạng xã hội rất khó khăn, nhất là khi các mạng xã hội thực hiện
truyền tin qua email, messenger, hoặc liên kết website, youtube, facebook một
cách tự do. Ðây chính là “hố đen” được các thế lực thù địch, phản động triệt để
lợi dụng khai thác, thao túng. Khi có sẵn trong tay danh sách địa chỉ thư tín
của các cá nhân lãnh đạo thuộc diện “quan tâm đặc biệt”, họ chọn thời điểm để
phát tán, tung tin và tải lên các trang mạng xã hội nổi tiếng với tần suất lớn
để thu hút nhiều người đọc, nhất là giới trẻ, các đối tượng hiếu kỳ nên rất khó
kiểm soát. Chúng ta có nhiều biện pháp quản lý mạng xã hội là rất cần thiết
nhưng không phải là ngăn cấm, áp đặt ý chí chủ quan mà yêu cầu người sử dụng
mạng xã hội phải theo luật pháp, thực hiện đúng quy tắc và cách ứng xử có văn
hóa trên mạng xã hội. Bài học về “ngòi nổ” trong các cuộc “cách mạng màu”,
“cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung” rất cần phải hết sức cảnh giác, luôn
luôn đề phòng. Cùng với đó, phải xử lý nghiêm minh các đối tượng sử dụng, lợi
dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là
hành vi trái pháp luật, cần phải trừng trị theo pháp luật, đúng người, đúng
việc, đúng tội để làm gương.
NXC-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét