Ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vấn đề quyền con người luôn luôn được quan tâm và là một trong những mục tiêu cao cả nhất trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng tới nay. Ngày 12/7/1992, Ban Bí thư (khóa VII) ban hành Chỉ thị 12/CT-TW về "Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta". Chỉ thị 12/CT-TW của Ban Bí thư đã đề cập đến những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề quyền con người và quan điểm của Đảng ta về vấn đề quan trọng này. Trên cơ sở kế thừa thành tựu bảo đảm quyền con người trong các giai đoạn cách mạng, quyền con người, quyền công dân đã ngày càng được đảng chú trọng và nâng cao, thể hiện trong Hiến pháp, trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng và các chỉ thị, nghị quyết… Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình. Thành tựu phát triển của đất nước đã tạo điều kiện vật chất, tinh thần và nguồn lực để Đảng, Nhà nước ta tiếp tục bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân, người dân được thụ hưởng tất cả mọi quyền của công dân theo đúng các công ước về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Những thành tựu đó đến từ sự hình thành các quan điểm của Đảng ta về quyền con người, cả từ yếu tố thời đại cũng như truyền thống dân tộc. Trong đó, Đảng ta khẳng định: “Trong xã hội có giai cấp, khái niệm quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc”.
Quan
điểm trên là một trong những cơ sở hình thành quan điểm của Đảng ta về quyền
con người, quyền công dân cùng với một số
quan điểm sau:
Thứ
nhất, Quyền con người là khát vọng chung của nhân loại
Khát
vọng về quyền con người gắn liền với sự phát triển của nền văn minh nhân loại,
được thể hiện ở mọi quốc gia, dân tộc, ở mọi thời kỳ lịch sử. Ngày nay, quyền
con người trở thành chủ đề lớn trong cac quan hệ quốc tế. Quyền con người
không chi được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia, mà còn được đặt ra trong
quan hệ giữa một quốc gia với các tổ chức khu vực và quốc tế. Quyền con người
là chủ đề của các đảng chính trị trong tranh giành quyền lực, thực thi và giữ
gìn quyền lực; đặc biệt là tranh chấp gay gắt trong các quá trình bầu cử.
Quyền con người còn được thảo luận trong diễn đàn của mỗi tôn giáo và liên tôn
giáo... Không có thực thể xã hội nào đứng ngoài các hoạt động về nhân quyền.
Thứ
hai, Quyền con người trong truyền thống dân tộc Việt Nam
Cũng
như các dân tộc trên thế giới, các giá trị nhân đạo, khoan dung... luôn hiện hữu
trong đời sống xã hội và được thể hiện đậm nét trong lịch sử tư tưởng và đời sống
của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện sống khắc nghiệt, do thường xuyên phải
chống ngoại xâm và thiên tai, đã làm cho nhiều giá trị vốn có trở thành nổi trội.
Đó là truyền thống coi trọng con người, thương yêu con người, đề cao tính vị tha,
trách nhiệm với cộng đồng... luôn được nâng niu, bồi đắp và bảo vệ ở mọi thời
kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những tư tưởng nhân đạo, nhân văn của dân tộc,
thể hiện qua tục ngữ, ca dao và qua hành động cụ thể của những vị vua, quan là
biểu hiện sinh động, đậm nét những giá trị dân tộc về bảo vệ con người. Đó là
những đóng góp quý báu của dân tộc Việt Nam vào giá trị nhân quyền thiêng liêng
của nhân loại. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể tiếp nhận,
chia sẻ, bảo vệ và phát triển các nội dung quyền con người hiện đại trong bối cảnh
mới.
Thứ
ba, quyền con người, quyền
công dân trong Học thuyết Mác - Lênin
Cùng
với việc kế thừa các tư tưởng tiến bộ, Học thuyết Mác đã góp phần khắc phục được
khuynh hướng xem xét con người một cách trừu tượng. C.Mác chỉ rõ: “Bản chất cùa
con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong
tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ
xã hội”. Đây là cơ sở quan trọng để xem xét, đánh giá vấn đề quyền con người. Học
thuyết Mác đề cao con người và sự nghiệp giải phóng con người, nhấn mạnh quyền
và tự do của con người không tách rời quyền và tự do của mỗi dân tộc. Chính quyền
tự do của mỗi dân tộc, trong đó có quyền tự quyết dân tộc, là một đảm bảo vững
chắc để có thể hiện thực hóa đầy đủ các quyền con người.C.Mác chỉ rõ, một dân
tộc đi áp bức dân tộc khác thì chính dân tộc đó cũng không thể có tự do. Việc
tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc khác là một yêu cầu quan trọng trong việc
thiết lập mối quan hệ hữu nghị thực chất giữa các dân tộc, do đó góp phần vào
việc bảo vệ hòa bình thế giới và quyền con người.
Thứ
tư, Quyền con người trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
Độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia - một quyền tập thể - theo Hồ Chí Minh gắn liền
với quyền con người và là điều kiện tiên quyết, cơ bản để hiện thực hóa các quyền
con người ở Việt Nam. Cùng với đó, những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
quyền dân chủ có ý nghĩa hết sức sâu sắc. Người đề cập đến tính công khai, minh
bạch, thực hành dân chủ, trách nhiệm của các cơ quan công quyền, không chỉ
trong Hiến pháp, pháp luật, mà cả trong thực tiễn chỉ đạo hoạt động cùa Chính
phủ thời kỳ kháng chiến. Người coi nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm đến quan hệ hòa bình, hữu nghị với
các dân tộc, tăng cường giao lưu học hòi kinh nghiệm của các nước trong việc
xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ quyền con người. Điều này được thể hiện
sống động qua di sản tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Người; cả trong tổ chức
bộ máy nhà nước, xây dựng hiến pháp, pháp luật cũng như quản lý xã hội, trong
hoàn cảnh chiến tranh cũng như trong hòa bình…Những tư tưởng và hoạt động của Hồ
Chí Minh về quyền con người thế hiện tầm nhìn chiến lược, phù hợp với xu thế
thời đại, là đóng góp to lớn vào giá trị chung của nhân loại về quyền con người.
Những tư tưởng đó là định hướng chính trị cơ bản cho toàn bộ hoạt động của Nhà
nước Việt Nam trên lĩnh vực quyền con người ở mọi giai đoạn phát triển của đất
nước.
Thứ
năm, Quyền con người là mục tiêu chính của Liên hợp quốc, là trách nhiệm của
các quốc gia
Quyền
con người ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong dời sống quốc tế. được xem là
trụ cột chủ yếu của Liên hợp quốc; bao gồm hòa bình - an ninh, quyền con người
và phát triển. Tuy nhiên, xét đến cùng, giữ gìn hòa bình - an ninh, thúc đẩy
phát triển trên mọi lĩnh vực cũng đều nhằm bảo đảm tối đa các quyền và tự do cơ
bản của con người. Đến nay, không một quốc gia và vùng lãnh thổ nào không là
thành viên của Luật nhân quyền quốc tế. Luật nhân quyền quốc tế còn được các tổ
chức khu vực và nhiều công ty xuyên quốc gia tôn trọng, chấp thuận. Theo đó, với
tư cách thành viên điều ước quốc tế về quyền con người, mọi quốc gia và thực
thể xã hội đều có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, áp lực thực hiện trách nhiệm quốc gia ngày càng lớn.
Quyền con người đem lại những lợi ích to lớn, song cũng luôn có khuynh hướng
gây ra xung đột, kế cả giữa các quốc gia. Vì thế, Liên hợp quốc đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy quyền con người, đồng thời có nhiệm vụ thúc đẩy
sự hiểu biết, tin cậy và phát triển tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc...
Thứ
sáu, Quyền con người trong chính sách đối ngoại của các nước phương Tây
Quyền
con người vốn là vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, song trong bối cảnh tồn tại
giai cấp đối kháng, quyền con người luôn bị một số quốc gia phương Tây chính
trị hóa. Những năm gần đây, vấn đề nhân quyền cũng ngày càng được đề cập nhiều
trong các quan hệ chính trị, kinh tế, cả song phương và đa phương. Nhân quyền
được xác định là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của phương Tây. Trong bối
cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay, trong
đó có hành động áp đặt dân chủ, nhân quyền của Phương Tây cũng đặt ra nhu cầu
nhận thức đầy đủ mọi vấn đề, trong đó có vấn đề quyền con người. Nhận thức đúng
là một đảm bảo quan trọng để vừa tiếp thu những giả trị chung của nhân loại, vừa
giữ vững được con đường, mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đã chọn, nhằm đem lại
quyền con người tối đa cho mọi người dân Việt Nam.
Thứ
bẩy, Thực tiễn đối mởi, hội nhập, phát triển đất nước và yêu cầu mới về
báo đảm quyền con người, quyền công dân
Sự
nghiệp đổi mới đã tạo ra bước phát triển quan trọng cho đất nước. Thành quả đạt
được có vai trò, đóng góp to lớn của việc đổi mới nhận thức và thực tiễn bảo đảm
quyền con người ở Việt Nam. Từ việc đáp ứng các quyền con người trên lĩnh vực
kinh tế, quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, xã hội và
văn hóa cũng cần được đáp ứng. Tiến trình đổi mới đất nước đặt ra những yêu cầu
mới về quyền con người. Bảo đảm tốt các quyền con người sẽ tạo thêm động lực mới
cho mọi quúa trình phát triển và sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thành tựu của thời kỳ đổi mới không tách rời việc
tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Cùng với nhu cầu nội tại của sự phát triển
đất nước, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu mới về
quyền con người, cả trong quan hệ song phương cũng như đa phương, cả trên phạm
vi quốc tế cũng như trong phạm vi khu vực. Có nhận thức và cách tiếp cận đúng đắn
sẽ giúp các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt nghĩa vụ quốc gia đối
với các cam kết quốc tế, đồng thời đấu tranh bảo vệ tốt nhất lợi ích của đất
nước. Trong bối cảnh quyền con người không chỉ là vấn đề pháp lý, mà còn là vấn
đề đạo đức và chính trị thì việc bảo đảm tốt quyền con người sẽ góp phần nâng
cao vị thế quốc gia trong sinh hoạt quốc tế...
Nhìn
một cách toàn diện có thể thấy gần đây, các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam ngày càng được tổ chức có hệ thống,
mang tính tổng hợp, diễn ra trên biên độ rộng, không thuần túy là vấn đề lý
thuyết, luận giải lô-gích - lịch sử,… mà còn là sự kiện xã hội - con người mới
nảy sinh, những vấn đề của cuộc sống. Trong đó, vấn đề về quyền con người ở nước
ta là một trong những nội dung chúng tăng cường nói xấu, xuyên tạc bằng nhiều
hình thức. Chúng nêu ra quan điểm quyền con người là tự nhiên nên phải phi giai
cấp, không được phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền nào. Có thể thấy quan điểm này phiến diện từ bản
chất, những động thái đó đều nhắm đến mục đích duy nhất là gieo rắc quan điểm
"phi giai cấp, phi ý thức hệ" và tác động, lung lạc những người thiếu
bản lĩnh, hời hợt về tri thức, tiếp cận và đánh giá vấn đề, sự kiện bằng nhận
thức cảm tính, bất mãn vì cho rằng không được xã hội đãi ngộ,… dẫn dắt họ đi từ
hoang mang đến hồ nghi, dần dà suy giảm niềm tin vào tư tưởng - lý luận chính
thống của xã hội, suy giảm niềm tin vào chế độ.
Cùng
với đó, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền chúng ta duy trì một Đảng cầm
quyền là mất dân chủ, không có quyền con người, yêu cầu phải đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập. Có thể thấy rằng, đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm, bởi
nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển.
Với những người có nhận thức chính trị không vững vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa
bởi luận điệu này, từ đó cổ súy cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại
Việt Nam. Việc nhận diện đầy đủ và đấu tranh phản bác, thuyết phục, vạch rõ những
điểm giả dối, phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu “đa nguyên, đa đảng
đồng nghĩa với dân chủ, phát triển” là vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh
tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ hiện nay./.
NTH-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét