Trong
suốt quá trình chống phá cách mạng bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế
lực thù địch luôn đặt trọng tâm và chĩa mũi nhọn vào chống phá Đảng và chế độ,
với mọi thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Gần đây, họ rêu rao rằng: “Đảng Cộng sản Việt
Nam đang là nhóm lợi ích lớn nhất”. Đây là luận điệu hoàn toàn vu khống, xuyên
tạc trắng trợn bản chất, mục đích hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần
kiên quyết đấu tranh, bác bỏ.
Thực
tiễn phát triển ở các nước trên thế giới cho thấy, sự ra đời của nhóm lợi ích
như là một tất yếu trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đó là tập hợp
các cá nhân có chung một hay nhiều lợi ích, như: về kinh tế, chính trị, môi trường,
v.v. Hoạt động của họ diễn ra với hình thức khác nhau, khi ngấm ngầm, khi công
khai để tạo áp lực, tác động đến cơ quan nhà nước trong việc ban hành chính
sách, pháp luật, các vấn đề kinh tế, xã hội,… nhằm đạt được lợi ích của họ. Các
nhóm này có thể được tổ chức chặt chẽ, hoạt động lâu dài, công khai, hoặc chỉ
liên kết tạm thời cho đến khi đạt được mục đích. Một số quốc gia đã thừa nhận
hoạt động của nhóm lợi ích, coi đó như một kênh phản biện xã hội, hình thức dân
chủ, để nhà nước tham khảo, nắm dư luận, tạo cân bằng lợi ích giữa các tầng lớp
nhân dân. Dưới góc độ này, hoạt động của nhóm lợi ích mang tính tích cực, góp
phần hoàn thiện hệ thống chính sách công của quốc gia. Bên cạnh đó, có những
nhóm hoạt động “ngầm”, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, hình thành nên “chủ nghĩa
tư bản thân hữu”, lũng đoạn, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh, thâu tóm quyền
lực, làm cho xã hội phát triển lệch lạc, mất công bằng, bình đẳng. Vì vậy, nói
đến nhóm lợi ích, được hiểu theo cả hai nghĩa: tích cực và tiêu cực.
Còn
ở Việt Nam, nói đến “nhóm lợi ích” và “lợi ích nhóm”, là thuật ngữ được dư luận
hiểu theo nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Bởi vì, trên thực tế, xuất phát từ lợi ích
cá nhân mà một số người có “quyền”, có “tiền” câu kết “ngầm” với nhau tác động
đến việc hoạch định chính sách, pháp luật về tài chính, ngân sách, đầu tư, đất
đai, xây dựng cơ bản, ngân hàng,… để làm sao họ trục lợi được nhiều nhất, mang
lại nguồn thu cao nhất. Ngoài ra, nhóm này còn theo đuổi lợi ích về chính trị,
danh vọng, quyền lực, chỗ làm cho người thân,… gây tác hại nghiêm trọng đến tâm
lý, dư luận, đời sống xã hội và thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sự phát
triển chệch hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Điều này không chỉ được dư luận,
các phương tiện truyền thông, mà nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã
lên tiếng cảnh báo, đấu tranh quyết liệt. Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) về xây dựng Đảng xác định, đấu tranh chống “lợi ích nhóm” là nhiệm vụ
quan trọng.
Từ
đó cho thấy, nhóm lợi ích, tuy có tích cực, cũng chỉ đại diện của một nhóm nhỏ,
thậm chí rất nhỏ trong xã hội và mang tính tự phát, tổ chức lỏng lẻo. Nó không
phải và không thể là đa số đại diện cho quốc gia, dân tộc, càng không thể trở
thành lực lượng lãnh đạo đất nước. Đó là chưa nói đến những nguy hại đối với xã
hội do nhóm lợi ích tiêu cực gây ra. Thế mà, các thế lực thù địch lại gán cho Đảng
Cộng sản Việt Nam như là một nhóm lợi ích, đồng nhất với nhóm lợi ích khác.
Đúng là, “ăn ốc nói mò”, “ăn không nói có”.
Chúng
ta đều biết, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,
là tổ chức chặt chẽ nhất, mang bản chất giai cấp công nhân và có tính nhân dân
rộng rãi. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức
cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình
là quy luật tồn tại và phát triển, v.v. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt
Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thành
công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, xét về tổ chức,
tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động, thì Đảng Cộng sản Việt Nam không thể
là nhóm lợi ích như các thế lực thù địch rêu rao. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng
Việt Nam hơn 80 năm qua của Đảng đã minh chứng rõ điều này.
NTP-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét