Xét
trên quan điểm, lập trường của những nhà lý luận Mácxit, thì chủ nghĩa dân túy
là hết sức nguy hiểm, là mầm móng đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ
nghĩa, nếu như những người đứng đầu Đảng Mácxit không nắm được thực chất cũng
như tác động của nó, không có biện pháp giải quyết một cách hài hòa, hợp lý,
khoa học đối với chủ nghĩa dân túy.
Hiện
nay, chủ nghĩa dân túy đang có nguy cơ ảnh hưởng sâu và tiêu cực tới Việt Nam,
mặc dù ở Việt Nam chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội
để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, mà mới chỉ tồn tại với tính cách là quan điểm,
tư tưởng, không thành hệ thống lý luận và chỉ biểu hiện ở phát ngôn, hành động
của một số người. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam dù chưa điển
hình và chưa trở thành trào lưu chi phối đời sống chính trị - xã hội, nhưng đã
xuất hiện nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng
tiêu cực của các quan điểm, tư tưởng và hành động của chủ nghĩa dân túy đang có
nguy cơ tăng lên trong đời sống xã hội, có khả năng lan rộng và thấm sâu - trở
thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội, mị dân lợi dụng - nên rất cần nhận
diện và đấu tranh phòng ngừa, xử lý kịp thời, có hiệu quả.
Thứ
nhất, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt, xa rời mục tiêu, lý
tưởng của Đảng, tôn thờ và chạy theo những lợi ích trước mắt, thực dụng của một
bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân - những biểu hiện manh nha của chủ nghĩa
dân túy.
Thứ
hai, những phát ngôn và hành động của những phần tử cơ hội chính trị, nhất là
những phát ngôn, những bài viết mang tính mị dân trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, các diễn đàn, các trang mạng xã hội,... thể hiện dưới dạng những
thủ đoạn và nội dung khác nhau.
Thứ
ba, xuất hiện những người cơ hội dưới dạng “theo đuôi quần chúng”, “chiều theo”
ý kiến, nguyện vọng của một nhóm nhất định nhân danh “quần chúng” mà bỏ qua các
nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; “lấy lòng quần chúng” để
giành chức quyền, mưu lợi ích riêng; bám giữ “tư duy tiểu nông”, “tiểu tư sản”
trong một số trí thức và người dân, gây bất mãn với Đảng, Nhà nước và chế độ...
Thứ
tư, xuất hiện một số cán bộ, đảng viên có quan điểm, lời nói, hành động không
đúng với chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, không đúng quy định pháp
lý, thiếu tính khả thi, vượt quá giới hạn thẩm quyền; hứa suông, nói không đi
đôi với làm, nói nhiều, làm ít, nói một đường, làm một nẻo; cơ hội, lợi dụng,
tranh thủ phiếu bầu của những cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thoái hóa, biến
chất; “tư duy nhiệm kỳ”, đề cao lợi ích trước mắt, cục bộ, địa phương...
Để
phòng ngừa và ngăn chặn những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện
nay, cần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về
những tác hại của chủ nghĩa dân túy, đồng thời chỉ ra những biểu hiện cụ thể của
nó. Theo đó, cần:
Thứ
nhất, đẩy mạnh việc nghiên cứu làm rõ khái niệm, nội dung, hình thức biểu hiện,
tác hại và nguyên nhân phát sinh, phát triển của chủ nghĩa dân túy; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận biết được
những nguy cơ, biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa dân túy; kịp thời nhận diện
và cảnh giác với những biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam; định
hướng thông tin đúng đắn trên báo chí, tạo hiệu ứng truyền thông tích cực, liên
tục nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái và
những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy.
Thứ
hai, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, phòng, chống có hiệu quả
tình trạng tham nhũng, tiêu cực; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự
trong sạch, vững mạnh, toàn tâm, toàn lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước,
thực hiện đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân, ta
phải hết sức làm”, “việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, để củng cố
niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.
Thứ
ba, kiên định phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc
lập, chủ quyền trong quá trình hội nhập quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông, nâng cao khả năng định
hướng dư luận xã hội của báo chí, truyền thông.
Thứ
tư, phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời những biểu hiện và hậu quả của chủ
nghĩa dân túy ở Việt Nam./.
HVD-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét