Khi bàn về vấn
đề xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin có luận điểm rất chí lý:
“Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng
ta”. Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua cho thấy, chiến thắng những kẻ
thù đã hiện nguyên hình là khó, nhưng vượt qua những trở lực từ trong nội tại
còn khó hơn nhiều. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đứng trước những
thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức mới, ngày càng gay gắt.
Và một trong những nguy cơ lớn nhất hiện nay của Đảng mang tên “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”.
“tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” trong nội bộ là sự suy thoái từ bên trong; là quá trình tự biến
đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo chiều
hướng tiêu cực, làm mất dần các chuẩn mực của người đảng viên cộng sản, dẫn đến
xa rời những nguyên tắc, quan điểm Mác-xít; suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến khi những yếu tố cách mạng, tích cực bị
phai nhạt, triệt tiêu, tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa tăng dần, thắng thế, lúc
đó sẽ dẫn đến sự “tự chuyển hoá” cán bộ, đảng viên từ người tốt trở thành phần
tử chống đối Đảng, Nhà nước. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cá nhân nếu
không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự tan
rã. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến sự chuyển
hoá làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa sang con đường tư bản chủ nghĩa.
Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"[1]
"Đảng
không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ
nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ
quốc, của giai cấp"[2]
Thực tế, hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên đã và đang diễn ra sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
nhũng nhiễu nhân dân, trái với chuẩn mực đạo đức của người cộng sản “cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư”, làm cho nhân dân bất bình, lo lắng. Sự suy thoái
này đã được Nghị quyết TW4 (Khóa XII, XIII) và Cụ thể hóa Kế hoạch của Đảng ủy
Khoa về “thực hiện Kế hoạch số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCHTW Đảng (Khóa
XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chinh
trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và Nghị quyết
số 847-NQ/QUTW ngày 28/12/2021 của QUTW về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”,
kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới gắn với thực hiện Kế hoạch
số 01- KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thực trạng đó,
nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, gây tổn hại nghiêm trọng đến công tác xây dựng Đảng, đe dọa sự tồn
vong của Đảng, chế độ, sự ổn định và phát triển của đất nước. Đảng ta luôn xác
định phải kiên quyết đấu tranh “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ” là công việc cấp bách và phải được tiến hành thường xuyên
trong từng tổ chức đảng, ở mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó các tổ chức đảng cần phải:
Một là, tăng
cường giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng
viên. Việc này phải tiến hành thường xuyên, quản lý chặt chẽ, nội dung giáo dục
phải toàn diện. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý
nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hằng
năm, từng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục, học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ lý luận bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp
thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành,
từng địa phương. Tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, bảo đảm đa dạng, phong
phú; gợi mở để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự kiểm điểm là
quan trọng nhất. Đồng thời, thực hiện nghiêm các tiêu chí về đạo đức, lối sống;
kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, giữa sự gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ chủ trì với duy trì nghiêm nguyên tắc, chế độ quy định,
thi hành kỷ luật Đảng.
Hai là, thực
hiện nghiêm chế độ tự phê bình, phê bình; phát huy vai trò nêu gương, nhất là đội
ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt. Đề cao tự phê bình và phê bình là biện pháp tốt
nhất để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, củng cố đoàn kết, thống nhất
trong Đảng; phương thuốc hữu hiệu nhất để chữa trị các căn bệnh do suy thoái tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gây ra. Do vậy, trong sinh hoạt, cấp ủy, tổ
chức đảng, các cấp cần phát huy dân chủ, nâng cao tính chiến đấu, tinh thần thẳng
thắn, dũng cảm trong tự phê bình và phê bình, nhất là đối với những hành vi
trái với chuẩn mực đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa. Tổ chức đảng
các cấp phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo thực hiện nghiêm việc kiên quyết sàng
lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả,
không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm
thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản
lý và người đứng đầu.
Ba là, kiên
quyết, ráo riết trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống
tham nhũng ở từng cơ quan, đơn vị. Đảng ta chỉ rõ: “Tham nhũng và suy
thoái về chính trị cũng như đạo đức đang trở thành vật cản lớn cho thành công của
sự nghiệp đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.
Do vậy, cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chủ động có các giải
pháp đồng bộ để đẩy lùi tệ quan liêu, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân và kiên
quyết phòng, chống tham nhũng; trong đó, cần phải dựa vào quần chúng nhân dân
và phát huy vai trò của truyền thông thì mới đạt hiệu quả cao. Cùng với việc chống
tham nhũng, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải kiên quyết phòng, chống sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội.
Bốn là, đẩy
mạnh công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Đảng ta chỉ rõ: “Các cấp ủy,
tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công khai kết quả để góp
phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát đảng
viên chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp Nhà nước;
thực hiện Điều lệ Đảng, thực hiện những điều đảng viên không được làm; tự soi,
tự sửa mà Trung ương 4 (khóa XII, XIII) đã chỉ ra. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong
tổ chức thực hiện, cần có biện pháp phù hợp để kiểm tra, giám sát về phẩm chất
đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, nhất là những đảng viên có
chức, có quyền ở những lĩnh vực, ngành dễ xảy ra tiêu cực; kiểm tra, xử lý phải
kiên quyết đảng viên vi phạm kỷ luật.
Tại hội nghị
Trung ương 4 khóa XIII, Tổng Bí thư nhấn mạnh: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố
hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng
luôn luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với
Đảng ta, chế độ ta. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường
xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này.
Thực hiện tốt
những giải pháp cơ bản trên, sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên giữ gìn phẩm chất
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân
dân, phục vụ cách mạng./.
NTP-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét