Lợi dụng mạng Internet chống phá cách mạng nước ta và các nước tiến bộ khác là một thủ đoạn phổ biến của chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Thế nên bàn về các biện pháp phòng ngừa, miễn dịch với các thông tin xấu độc này là việc làm cần thiết.
Biện pháp chống “Diễn biến hòa bình” nói chung, đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet nói riêng đương
nhiên đã được các nhà khoa học phân tích, mổ xẻ, làm rõ và đã xác định được những
viện pháp căn cơ, có tầm chiến lược, tính khả thi cao, đồng thời toàn diện và
khá cụ thể trên các lĩnh vực từ tư tưởng văn hóa đến kinh tế, chính trị, từ quốc
phòng - an ninh đến hoạt động ngoại giao. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn
bàn đến những phương diện cụ thể trong đấu tranh làm thất bại việc lợi dụng mạng
internet với tính cách là một thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch. Trong đó tác giả muốn tập trung phác thảo những biện pháp
cần thiết của cá nhân mỗi chúng ta - những công dân yêu nước, yêu chế độ trước
sự tác động thường xuyên, liên tục của các thông tin sai trái, thù địch - những
thông tin mà mỗi khi lướt web, tham gia mạng xã hội…chúng ta có thể bắt gặp, tiếp
cận trong không gian ảo của mạng internet. Làm thế nào để chúng ta phân biệt được
thật, giả, đúng, sai để có thái độ và hành động thích hợp là vấn đề không hề
đơn giản, bởi thủ đoạn của bọn chúng hiện nay rất tinh vi và xảo quyệt.
Tôi thiết nghĩ, trước hết mỗi chúng ta khi tiếp cận và
xử lý các thông tin trên mạng, cần với tâm thế và thái độ của một công dân yêu
nước, có trách nhiệm với dân tộc, có quan điểm và lập trường cách mạng, khoa học.
Điều này tạo cho chúng ta thế chủ động trong nhìn nhận, đánh giá, phân tích.
Còn nếu tiếp cận thông tin trong trạng thái “bi quan”, “bất mãn”, “mơ hồ”,
“hoài nghi”…chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng chỉ nhìn thấy khuyết tật, thấy
màu đen, nên sẽ phiến diện trong đánh giá, từ đó có thể sẽ mắc mưu kẻ xấu.
Thứ hai, khi tiếp cận và xử lý các thông tin sai trái,
thù địch trên mạng cần phân loại nó ở hai phương diện: Thông tin sai trái và
thông tin thù địch. Điều này liên quan đến thái độ và hành động tiếp theo của
chúng ta. Thông tin sai trái là những thông tin chưa đúng sự thật, phản ánh sai
lệch sự thật, lý do chủ yếu từ nhận thức chưa đầy đủ của người phát ngôn. Nếu
thế thái độ của chúng ta phải tôn trọng và giải thích để người ta hiểu đúng.
Thông tin thù địch, thì đương nhiên nó bao hàm cả sự sai trái có chủ đích,
xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm ý đồ xấu. Loại này thì phải “oánh” cho nó tơi bời,
phải chỉ rõ âm mưu, bản chất xấu xa của nó, làm cho mọi người thấy được bộ mặt
phản cách mạng của nó.
Thứ ba, phải hiểu đúng về chúng ta. Điều này đặc biệt
quan trọng. Hiểu đúng về chúng ta nghĩa là hiểu đúng bản chất cách mạng, khoa học,
tiến bộ của chúng ta, hiểu đúng về nền tảng tư tưởng của chúng ta. Nếu không hiểu
mình thế nào, mình đúng và tốt ở chỗ nào, cách mạng triệt để ra sao, còn khuyết
điểm, hạn chế gì, quyết tâm khắc phục của Đảng, Nhà nước và nhân dân? Thì tất yếu
không phân biệt được các thông tin trên mạng đâu là đúng, đâu là sai, đâu là
sai trái đơn thuần, đâu là sai trái thù địch.
Ví dụ: về “đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập” chẳng hạn, các thế lực nó có nhiều luận điệu xằng bậy
để tung hô cho luận điểm này và đòi chúng ta phải thực hiện. Thực chất của đa
nguyên, đa đảng là phản cách mạng, thủ tiêu các yếu tố cách mạng và thực tế
cũng chưa bao giờ có tình trạng đa đảng đối lập một cách bình đẳng, dù nhiều nước
phương Tây vẫn áp dụng và cho rằng đây là cơ chế cân bằng quyền lực tối ưu,
nhưng họ luôn có “cách” để đảng của giai cấp tư sản nắm quyền, thậm chí những đảng
phái chính trị đại diện cho các giai tầng “thấp cổ bé họng” khác trong xã hội
cũng chỉ là “tay chân” của giai cấp tư sản mà thôi. Nếu chúng ta không hiểu rõ
vấn đề, rất dễ bị chúng đánh lừa khi đưa ra vô số những ngôn từ mĩ miều: Đa đảng
mới tạo ra cơ chế “cân bằng quyền lực” có lợi cho dân, mới là “nhà nước toàn
dân”, “nhà nước phúc lượi chung”, mới “dân chủ thật sự”…
Tóm lại, để không bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, lôi
kéo hay đánh lừa nhận thức, chúng ta cần cảnh giác, nâng cao hiểu biết và rèn
luyện bản lĩnh, nhãn quan chính trị. Đây là cách hiệu quả nhất, lâu bền nhất. Một
khi chúng ta có điều này, mới tạo ra khả năng “miễn dịch” hiệu quả với các
thông tin xấu độc trên mạng internet. Đồng thời, chúng ta mới thể đấu tranh hiệu
quả với chúng.
=Tia chớp=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét