Ngày
16/3/2022, trả lời câu hỏi của một phóng viên kênh truyền hình Fox News liệu
nhà lãnh đạo Mỹ có sẵn sàng gọi Tổng thống Nga V.Putin là “tội phạm chiến
tranh” hay không, Tổng thống Mỹ Joe Biden trả lời “V.Putin là tội phạm chiến
tranh”. Giới phân tích chính trị quốc tế có quan điểm khách quan bị sốc trước
câu trả lời này của chủ nhân Nhà Trắng và cho rằng chỉ cần điểm lại những cuộc
chiến tranh do các tổng thống Mỹ phát động sau Chiến tranh lạnh cho thấy ai thực
sự là tội phạm chiến tranh.
1. Tổng thống
Mỹ Bin Cliton phát động chiến tranh xâm lược Nam Tư
Ngày
24/3/1999, không cần được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ
Bin Cliton cùng với lãnh đạo NATO phát động chiến tranh xâm lược Liên bang Nam
Tư mượn cớ “bảo vệ nhân quyền” bởi theo họ “nhân quyền cao hơn chủ quyền quốc
gia”.
Trong cuộc
chiến tranh này, Mỹ và NATO sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất tấn công tàn
phá hạ tầng cơ sở của Liên bang Nam Tư. Do không ép buộc được chính quyền của Tổng
thống Nam Tư Milosevich đầu hàng, Mỹ và NATO buộc phải chấp nhận ký kết hiệp ước
hòa bình, chấm dứt chiến tranh vào ngày 10/6/1999. Sau đó, Mỹ đạo diễn cuộc
“cách mạng màu” ở Liên bang Nam Tư để lật đổ Tổng thống Milosevich và cáo buộc
ông “phạm tội các chống lại loài người” và bị đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế.
Mãi tới năm 2015, tòa án kết luận không có bất cứ bằng chứng nào để buộc tội cựu
Tổng thống Nam Tư Milosevich đã phạm tội ác chiến tranh nhưng ông đã qua đời
trong tù trước đó.
Sau cuộc chiến
tranh này, bất chấp luật pháp quốc tế, Mỹ tách khu vực tự trị Kosovo ra khỏi
Liên bang Nam Tư để thành lập Cộng hòa Kosovo mà không cần thông qua trưng cầu
ý dân. Từ đó, Liên bang Nam Tư tan rã thành các quốc gia mới là Kosovo,
Montenegro và Serbia. Sau cuộc chiến này, Mỹ tuyên bố sẵn sàng phát động chiến
tranh ở bất kỳ đâu trên thế giới và vào bất cứ khi nào nhận thấy có sự “vi phạm
nhân quyền”. Tuy nhiên, trên thực tế, phát động chiến tranh xâm lược Nam Tư, Mỹ
theo đuổi nhiều mục tiêu, gồm biến NATO thành công cụ để thực hiện chiến lược
toàn cầu sau Chiến tranh lạnh; thử nghiệm học thuyết mới về chính trị và quân sự;
kiềm chế và gạt ảnh hưởng của Nga ra khỏi khu vực Balkan; áp đặt các “tiêu chuẩn
giá trị Mỹ” và gia tăng ảnh hưởng trên toàn châu Âu.
2. Tổng thống
Mỹ G.H.Bush phát động chiến tranh xâm lược Afghanistan và Iraq
Chỉ vài giờ
sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào Tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại quốc tế
ở New York ngày 11/9/2001, không cần tiến hành điều tra xác minh ai gây ra thảm
kịch này, Tổng thống Mỹ G.W.Bush tuyên bố rằng thủ phạm là Osama Bin Laden - chỉ
huy tổ chức khủng bố Al-Qaeda, đang được phong trào Taliban chứa chấp ở
Afghanistan. Có điều lạ ở đây là, Al-Qaeda đã từng là đồng minh của Mỹ trong cuộc
chiến chống lại quân đội Liên Xô ở Afghanistan trong những năm 1980.
Tiếp đến,
ngày 7/10/2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush phát động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống
khủng bố” để tiêu diệt Al-Qaeda và trừng phạt Taliban. Mãi tới năm 2003, Quốc hội
Mỹ mới quyết định thành lập Ủy ban điều tra vụ tấn công ngày 11/9. Tuy nhiên,
báo cáo của Ủy ban này không xua tan được sự hoài nghi của cộng đồng các nhà
khoa học và giới phân tích về kẻ chủ mưu gây ra thảm kịch này.
Trên thực tế,
quyết định của Tổng thống Mỹ G.W.Bush tuyên bố phát động cuộc chiến ở
Afghanistan nhằm thực hiện chiến lược “Tạo dựng thế kỷ mới của nước Mỹ”, gọi tắt
là PNAC (Project for the New American Century)XXI. Một trong những mục tiêu của
chiến lược này là thiết lập quyền kiểm soát vành đai địa chính trị Đại Trung
Đông kéo dài từ Afghanistan qua các nước Trung Á, Nam Á tới Bắc Phi - Trung
Đông. Tuy nhiên, sau 20 năm Mỹ tiến hành “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng
bố” ở Afghanistan, các tổ chức khủng bố không những không bị tiêu diệt mà còn
trỗi dậy mạnh mẽ và lan tỏa ra nhiều nơi trên thế giới.
Theo thống kê
của Liên hợp quốc, tuy tiềm lực của Al-Qaeda có bị suy giảm nhưng tổ chức khủng
bố này vẫn duy trì nhiều cơ sở ở Afghanistan. Từ tháng 9/2020 đến nay, Al-Qaeda
và các tổ chức liên kết đang hoạt động mạnh tại 7 tỉnh và duy trì vị thế vững
chắc tại 15 trong số 34 tỉnh của Afghanistan. Trong đó, chi nhánh xuyên lục địa
của Al-Qaeda là AQIS đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công trên khắp
Afghanistan. Ngoài Al-Qaeda, ở Afghanistan hiện có hơn 20 tổ chức khủng bố và hồi
giáo cực đoan khác. Trong số đó có tổ chức khủng bố IS với khoảng 4.000 tay
súng người Afghanistan. Chính Tổng thống Joe Biden cũng phải thừa nhận, khủng bố
đã lan rộng ra ngoài lãnh thổ Afghanistan.
Còn Taliban đã
tập hợp lực lượng và giương cao khẩu hiệu “chống ách chiếm đóng của quân xâm lược”
để thu hút người dân Afghanistan tiến hành cuộc chiến tranh du kích, khiến Mỹ
và liên quân của NATO bị sa lầy. Ngày 15/8/2021, Taliban giành được quyền kiểm
soát toàn bộ lãnh thổ Afghanistan trong bối cảnh các lực lượng cuối cùng của Mỹ
vội vàng rút khỏi thủ đô Kabul. Sự kiện này chứng tỏ chiến lược của Mỹ trong cuộc
chiến kéo dài 20 năm đã bị phán sản, để lại một đất nước Afghanistan đẩy bất ổn,
bất định và không rõ tương lai.
Ngày
20/3/2003, mượn cớ ngụy tạo “Iraq sở hữu vũ khí hóa học”, Tổng thống Mỹ
G.H.Bush và lãnh đạo một số nước NATO phát động chiến tranh xâm lược quốc gia
này. Về sau, chính cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã phải thừa nhận chứng cứ
để phát động chiến tranh Iraq là ngụy tạo.
Mục đích của
Mỹ trong cuộc chiến này không chỉ là giành quyền kiểm soát dầu mỏ của Iraq mà
còn tiến tới giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Trung Đông. Mỹ cho rằng, cuộc
chiến ở Iraq sẽ là bài học cho những quốc gia nào dám thách thức vị thế lãnh đạo
thế giới của Mỹ trong thế kỷ XXI. Đồng thời, giải pháp quân sự cho vấn đề Iraq
sẽ góp phần gia tăng quyền kiểm soát của Mỹ đối với tài nguyên năng lượng ở khu
vực Trung Đông, củng cố vị thế hàng đầu của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên,
tính toán sai lầm về chính trị của Mỹ đã dẫn đến cuộc chiến tranh du kích ở
Iraq chống lại Mỹ. Trên thực tế, Mỹ không thể dùng sức mạnh để “xúc tiến dân chủ”
ở Iraq. Điều tồi tệ hơn là cuộc chiến của Mỹ ở Iraq đã sản sinh ra tổ chức khủng
bố tàn bạo nhất trong lịch sử mang tên “Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông
(ISIL), sau đổi tên thành “Nhà nước Hồi
giáo” (IS) lan tỏa khắp Trung Đông và Trung Á. Vì thế, giới phân tích gọi ISIL
và IS là “Made In USA”.
3. Tổng thống
Mỹ Barack Obama phát động chiến tranh xâm lược Libya
Tổng thống Mỹ
Barack Obama là người cổ súy cho các biến động chính trị - xã hội mang tên “Mùa
xuân Arab” bùng phát ở Tunisa đầu năm 2011 và sau đó lan tỏa tới nhiều nước Bắc
Phi-Trung Đông. Ông Obama đánh giá “Mùa xuân Arab” có ý nghĩa quan trọng đối với
Mỹ như sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, sẽ mở đầu quá trình “dân
chủ hóa” các nước trong khu vực này. Trên thực tế, “Mùa Xuân Arab” đã đẩy nhiều
nước Bắc Phi-Trung Đông lâm vào các cuộc nội chiến không ngừng nghỉ và khủng hoảng
toàn diện về kinh tế-xã hội và chính trị.
Đúng chú ý là
ngày 19/3/2011, Tổng thống Barack Obama cùng với lãnh đạo nhiều ước thành viên
NATO phát động cuộc chiến tranh xâm lược Libya núp dưới chiêu bài thực hiện Nghị
quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về “thiết lập vùng cấm bay” ở
quốc gia này. Cuộc chiến này kết thúc vào ngày 20/10/2011 khi Tổng thống nước
này, ông Muammar Gadhafi, bị sát hại dã man.
Sau khi Mỹ đứng
đầu NATO lật đổ chế độ của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, thượng nghị sỹ Mỹ
John McCain tuyên bố kịch bản Libya sẽ lặp lại ở Syria, Iran, các nước trong
không gian hậu Xô-viết, Trung Quốc và Nga-nơi người dân đang “khát khao các giá
trị dân chủ”.
Trên thực tế,
cuộc chiến tranh xâm lược Libya do Mỹ đứng đầu NATO tiến hành đã đẩy Libya là
quốc gia đã từng được Liên hợp quốc công nhận đi đầu trong việc thực hiện
Chương trình mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo phải lâm vào cuộc nội
chiến huynh đệ tương tàn và trở thành nơi trú ngụ của các tổ chức khủng bố quốc
tế. Từ Libya, làn sóng người di cư ồ ạt đổ vào châu Âu, khiến châu lục này lâm
vào tình cảnh bất ổn.
4. Tổng thống
Mỹ Barack Obama phát động chiến tranh xâm lược Syria
Tiếp theo sau
cuộc chiến ở Libya, ngày 10/9/2014, không cần sự cho phép của Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, Tổng thống Barack Obama tuyên bố thành lập “liên minh quốc tế chống
khủng bố” với sự tham gia của gần 60 nước. Trên thực tế, một mặt Mỹ mượn cớ “chống
khủng bố” để chuyên chở vũ khí và trang bị cho “các lực lượng đối lập” ở Syria,
mặt khác tấn công phá hoại các mục tiêu kết cấu hạ tầng quân sự và dân sự của
quốc gia này.
Tính từ khi
liên quân do Mỹ chỉ huy tiến hành “chống khủng bố” ở Syria đến tháng 9/2015, IS
mở hàng loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu của Syria và giành quyền kiểm soát
80% lãnh thổ của quốc gia này, đồng thời áp sát Thủ đô Damascus.
Theo yêu cầu
khẩn thiết của Tổng thống Bashar al-Assad, ngày 30/9/2015, Tổng thống Nga V.
Putin quyết định thành lập liên minh quốc tế gồm Nga, Syria, Iraq và Iran để
phát động chiến dịch chống khủng bố ở Syria.
Sau 2 năm tiến
hành chiến dịch chống khủng bố ở Syria, lực lượng hàng không-vũ trụ của Nga đã
thực hiện hơn 30.000 chuyến bay, hoàn thành hơn 92.000 cuộc không kích; tiêu diệt
96.000 mục tiêu khủng bố, trong đó có 832 sở chỉ huy; phá hủy 17.194 ổ đề kháng
của các lực lượng khủng bố; đập tan 5.3707 nhóm khủng bố, 970 trại huấn luyện
khủng bố; phá hủy 6.769 kho vũ khí và đạn dược, 184 cơ sở khai thác dầu và 132
đoàn xe chở dầu của IS và nhiều mục tiêu khác.
Trên cơ sở
đó, ngày 6/12/2017, Tổng thống V. Putin tuyên bố, về cơ bản IS ở Syria đã bị
đánh bại. Đồng thời, Nga cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đồng bảo trợ cho tiến
trình hòa bình ở Syria trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Như vậy, ai mới
thực sự “xứng đáng” được coi là “tội phạm chiến tranh?”
NĐV-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét