Tháng
10/1963, ngoại trưởng Anh Alex Douglas phát biểu "con đường đánh bại chủ
nghĩa cộng sản là dùng tư tưởng của chúng ta để đánh vào các nước cộng sản chủ
nghĩa". Theo đó, Mỹ cần trao đổi du học sinh với Liên Xô, rồi sau đó dùng
hưởng thụ vật chất để cải biến tư tưởng - văn hóa của những du học sinh này.
Sau khi những du học sinh này về nước thì đó chính là những "hạt giống"
để tư tưởng thân phương Tây, phủ định chủ nghĩa xã hội dần thâm nhập vào nhà nước
và người dân các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong giới thanh niên. Tiêu
biểu là Alexander Yakovlev, từng làm du học sinh ở Mỹ năm 1958, sau này trong
cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Liên Xô đã ngầm chấp thuận, cổ vũ
cho các quan điểm xét lại lịch sử, phê phán cách mạng trên báo chí Liên Xô, góp
phần làm Liên Xô tan rã.
Thanh niên,
sinh viên, lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là bộ
phận năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp nhận và thích nghi với cái mới
nhanh, nhiệt tình, xông xáo; nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, kiến thức và bản
lĩnh chính trị hạn chế, mức độ kiềm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ
thấp, dễ bị lôi kéo bởi những luồng thông tin sai lệch. Rất dễ bị nhồi sọ thứ
dân chủ nửa mùa và quay lại chống phá đất nước như Liên Xô khi xưa.
Đó là bài học
nhãn tiền. Thật ngạc nhiên khi thấy nhiều người xem đây là niềm hạnh phúc. Cáo
đã gửi được nửa người chứ không chỉ là đuôi hay bàn chân. Nếu không cẩn thận
thì nguồn lãnh đạo cách mạng màu lại được đào tạo ngay trong nội địa. Nếu có thể
thì chỉ nên cho phép hợp tác, đào tạo những lĩnh vực như: khoa học, kỹ thuật,
kinh tế...tuyệt đối không đào tạo hay được phép can dự vào chính trị. Kẻ thù
trong lòng ta mới là kẻ thù nguy hiểm nhất. Lãnh tụ Lê Nin từng cảnh báo:
"Không một kẻ thù nào có thể đánh bại chủ nghĩa Cộng sản, dù chúng hung bạo
đến mấy. Chỉ sợ những người Cộng sản tự tiêu diệt chính họ, bằng những khuyết
điểm không được sửa chữa". Và thực tiễn sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
XHCN Ở Đông Âu đã kiểm nghiệm chân lý đó. Hãy cảnh giác./.
NĐV-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét