Ban Bí thư Trung ương Đảng trong cuộc họp mới đây dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xem xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 và một số cá nhân là lãnh đạo chủ chốt của lực lượng Cảnh sát biển.
Sau khi chỉ rõ vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các cán bộ giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có Tư lệnh Cảnh sát biển và Chính ủy Cảnh sát biển… là rất nghiêm trọng, Ban Bí thư Trung Đảng đã thi hành kỷ luật nghiêm bằng hình thức cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020 bằng hình thức Cảnh cáo; Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Tư lệnh Cảnh sát biển và Chính ủy Cảnh sát biển, Khai trừ ra khỏi Đảng đối với hai Phó Tư lệnh Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Trong
cuộc họp trước đó dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư
Trung ương Đảng cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối
với nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn
Huy Ban và Lê Bạch Hồng.
Những
kỷ luật nghiêm khắc trên cho thấy bất kỳ cán bộ nào, giữ cương vị nào, dù đương
chức hay đã nghỉ công tác… nếu vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đều bị xử lý nghiêm minh theo đúng tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại
lệ”. Có thể khẳng định, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ta mà trực tiếp là
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
làm Trưởng Ban chỉ đạo, các cơ quan chức năng đã vào cuộc hết sức tích cực, đẩy
nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế
nghiêm trọng, phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, ngân hàng, quản lý
đất đai, công sản…
Nhiều
vụ việc, vụ án lớn, kể cả những vụ tồn tại từ nhiều năm trước, đã được điều tra
làm rõ, xử lý công minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhiều
cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, quản lý các cấp mắc sai phạm, đã bị xử lý, kỷ luật,
kể cả cán bộ cấp cao của Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố hay tướng
lĩnh lực lượng vũ trang… qua đó cho thấy không có vùng cấm, không có ngoại lệ,
không có đặc quyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Báo
cáo tại Hội nghị toàn quốc các Cơ quan Nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng diễn ra trung tuần tháng 9 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng
ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp
ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và
87.000 đảng viên; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 9.700 tập thể, cá nhân; chuyển
cơ quan điều tra xử lý hơn 480 vụ việc có dấu hiệu phạm tội. Đáng chú ý, trong
nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật hơn
3.200 cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến tham nhũng, trong đó hơn 110 cán
bộ diện Trung ương quản lý.
Có
thể thấy chưa bao giờ có số lượng lớn cán bộ bị xử lý kỷ luật như nhiệm kỳ qua.
Hàng loạt cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước như bí thư, chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố, thứ trưởng, bộ trưởng, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, đến Ủy
viên Bộ Chính trị vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đã bị xử
lý nghiêm minh. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.
Trong xử lý cán bộ vi phạm, Đảng ta nhất quán và quyết liệt thực hiện phương
châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức
ép của bất kỳ cá nhân nào; càng trên cao, càng giữ trọng trách thì càng phải xử
lý nghiêm để nêu gương. Kết quả đó đã góp phần xóa bỏ những hoài nghi trong dư
luận về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu dực do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo; mang lại niềm tin lớn cho nhân dân; tạo cơ sở vững
chắc để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục quét sạch chủ nghĩa cá nhân, làm trong sạch
đội ngũ, vững mạnh tổ chức.
Cuộc
chiến chống tham nhũng, tiêu cực đã mang lại kết quả rõ rệt, song cũng cần thấy
rằng, việc đấu tranh, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
dù có chuyển biến vẫn còn phức tạp. Phòng, chống tham nhũng đã khó; phòng, chống
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” lại càng khó gấp bội, bởi nó trừu tượng, thường xuyên ẩn náu
trong mỗi con người và sẵn sàng trỗi dậy làm cho con người ta gục ngã trước một
cám dỗ nào đó.
Thực
tế đã có những người từng được xã hội tôn vinh, từng vang bóng một thời, nhưng
không thắng nổi cái tôi vị kỷ, vun vén cá nhân, dẫn đến vi phạm pháp luật, tham
nhũng, vướng vào vòng lao lý. Ðể chiến thắng kẻ thù hiểm nguy vô hình này,
không thể một sớm, một chiều. Ðó là cuộc chiến lâu dài cần sự đồng lòng, góp sức
của các tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên. Chính vì thế, Bộ Chính trị ngày 16-9
vừa qua ban hành Quy định số 32 là để tăng cường sự chỉ đạo toàn diện, tập
trung, thống nhất, quyết liệt trong toàn Ðảng; thực hiện đồng bộ giữa phòng, chống
tham nhũng và phòng, chống tiêu cực, nhằm ngăn chặn, tiến đến đẩy lùi căn bệnh
trầm kha này. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, tham nhũng và suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đều
là những biểu hiện tiêu cực. Tham nhũng nói riêng và tiêu cực nói chung đều làm
mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh
dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Do
đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng phải
gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hai cái này nó có liên quan đến nhau, sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng,
đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống.
NQT
- H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét