CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

THÀNH TỰ DÂN CHỦ VÊ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

  

Một trong những thành tựu to lớn về dân chủ trong thời kỳ đổi mới là giữ vững độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây là môi trường cơ bản để nhân dân có thể làm chủ cuộc sống của mình. Trên cơ sở đó, hơn 35 năm đổi mới vừa qua, một nền chính trị dân chủ theo định hướng XHCN đã tỏ rõ sức sống của mình.

Quyền bầu cử, ứng cử với nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín được thực hiện, công dân được lựa chọn những người có tài, có đức đại diện cho mình tham gia vào bộ máy nhà nước. Tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội luôn cao, khóa X: 99,59%; khóa XI: 99,73%; khóa XII: 99,64%, khóa XIII: 99,51%, khóa XIV: 99,35%, khóa XV: 99,57%. Trong bầu cử đã có ứng cử tự do và số dư đã tăng lên đáng kể để cử tri có điều kiện lựa chọn. Vai trò, vị trí của Quốc hội được khẳng định, hoạt động đã đi vào thực chất và thực quyền hơn với nghĩa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Công tác lập pháp của Quốc hội đã đi vào nề nếp, các quyết định của Quốc hội chủ yếu tồn tại dưới hình thức luật. Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật, dự luật quan trọng, riêng Quốc hội khóa XIV đã thông qua 72 luật và 02 pháp lệnh. Phương pháp làm việc, hình thức sinh hoạt của Quốc hội đã dân chủ hơn: có thảo luận, tranh luận, chất vấn có trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng hiệu quả hơn. Các đại biểu đã tăng cường tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến cử tri để đề đạt nguyện vọng với Quốc hội. Quốc hội đã lập các uỷ ban chuyên trách, thực hiện giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật của các cơ quan hành pháp (có Hội đồng dân tộc và 9 ủy ban).

Việc quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước đã đi vào thực chất, dựa trên trí tuệ dân chủ tập thể và có trách nhiệm cao. Việc Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, những người đứng đầu cơ quan tư pháp và gần đây là đối với cả Thủ tướng Chính phủ, là một bước tiến quan trọng trong hoạt động của cơ quan lập pháp, được nhân dân rất hoan nghênh. Quốc hội đã chuyển dần từ tham luận, minh hoạ, chứng minh, nêu vấn đề, hỏi để biết, sang một Quốc hội phản biện, tranh luận, quy trách nhiệm; từ Quốc hội “giơ tay” sang Quốc hội “tranh luận”, thảo luận, chất vấn và quyết định. Chất lượng chất vấn, trả lời chất vấn, tính tranh luận, đối thoại thiết thực, hiệu quả cao hơn nên được nhân dân quan tâm chú ý.

Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền các cấp đã được đẩy mạnh theo hướng cụ thể hoá nhiệm vụ, chức năng, tăng quyền chủ động, tự chủ cho địa phương, cơ sở, tăng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đồng thời bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt, hiệu quả và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân được đặc biệt coi trọng. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phòng chống tham nhũng góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước - bộ máy rường cột của nền dân chủ vô sản, và cũng là điều kiện, công cụ cốt yếu để bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân.

Vai trò làm chủ xã hội và tính tích cực chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các địa bàn dân cư và trong toàn xã hội ngày một tăng lên. Nhân dân tích cực, hăng hái và có trách nhiệm cao trong việc đóng góp ý kiến xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật. Nhân dân đã biết sử dụng quyền dân chủ để đấu tranh, phê bình, vạch trần, tố cáo, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, các hành vi sai trái, tham ô, tham nhũng của cán bộ, đảng viên biến chất, thoái hoá.

Đảng, Nhà nước đã ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở), ra một số quy định về tiếp dân, quy định về công khai tài chính trên một số lĩnh vực, quy chế làm việc của một số cơ quan Nhà nước, ra hướng dẫn về hoà giải ở cơ sở được nhân dân đồng tình. Trong thời kỳ đổi mới, vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội được nâng cao. Hiện nay, nước ta có 6 tổ chức chính trị xã hội, hàng trăm tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, quyền tham gia vào các công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia, thực hiện tốt công tác hoà giải ở cơ sở.

NVC-H4

 

0 nhận xét: