Trong tuần qua, trên Internet và trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin,
bài có nội dung sai trái, như: Lợi dụng kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV phê phán
việc họp “không mang lại lợi ích cho người dân mà chỉ gây lãng phí tiền thuế”;
xuyên tạc các nội dung thảo luận của Quốc hội và nội dung phát biểu của các đại
biểu Quốc hội là “không thực tế”, “mơ hồ”, “không chất lượng”; công kích “cử
tri thấy hoang mang về chất lượng các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, nhiều ý
kiến thể hiện tư duy và phương pháp kém”. Ngoài ra, họ còn xuyên tạc lý do Chủ
tịch Quốc hội vắng mặt tại các phiên thảo luận với việc bịa đặt “sức khỏe của
Chủ tịch Quốc hội “xuống cấp trầm trọng” sau phiên chủ trì thảo luận tại Quốc hội
ngày 27/10/2022”… Trên thực tế thì những luận điệu trên có phải đúng như vậy
không?
Việc Quốc hội họp một năm hai kỳ, không kể có những phiên bất thường là
đã có trong Quy định về hoạt động của Quốc hội. Với chức năng của mình, Quốc hội
họp để bàn và thông qua các bộ Luật hoặc là mới hoặc là bổ sung, sửa đổi cho
phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Quốc hội cũng theo thẩm quyền của mình
cho ý kiến về những nội dung liên quan đến nhân sự của Chính phủ, về những Đề
án phát triển kinh tế-xã hội với quy định mức đầu tư… Do vậy, việc Quốc hội họp
là lý do hoàn toàn chính đáng chứ không phải như các luận điệu phê phán họp
“không mang lại lợi ích cho người dân mà chỉ gây lãng phí tiền thuế”. Ví dụ,
Chính phủ trình tăng lương theo hệ số cơ bản từ 1triệu 490 ngàn đồng lên 1triệu
800 ngàn đồng từ 1.7.2023 thì Quốc hội cần thiết phải họp bàn và biểu quyết thống
nhất chủ trương này trong bối cảnh giá cả tăng thì điều đó đã mang lại quyền lợi
trực tiếp cho cán bộ và nhân dân…
Việc họ phê phán ý kiến của các đại biểu Quốc hội phát biểu là “không chất
lượng” làm cho nhiều cử tri thấy “hoang mang” là giọng điệu không hề mới. Luận
điệu này họ đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ thực tế mà nói, các đại biểu Quốc hội
các khóa gần đây phát biểu tại hội trường cũng như tại thảo luận tổ so với trước
đây đã có bước tiến dài. Đại biểu Quốc hội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng vấn đề mà
mình phát biểu, nhất là tại các phiên chất vấn các vị Bộ trưởng và Lãnh đạo
Chính phủ đại biểu nêu thẳng vào vấn đề và không còn tình trạng nêu câu hỏi hay
tranh luận mà diễn giải nội dung một cách lòng vòng. Sau mỗi kỳ chất vấn hoặc mỗi
kỳ họp khi phỏng vấn cử tri đều bày tỏ chứng kiến của mình nhận xét, đánh giá
khách quan về phát biểu của các đại biểu Quốc hội.
Về việc trên Internet và mạng xã hội xuyên tạc sức khỏe của Chủ tịch Quốc
hội cho thấy họ quá “quan tâm” vào tình hình nội bộ của Việt Nam. Đã là con người
thì cũng có lúc khỏe, lúc ốm đau. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì việc Chủ
tịch Quốc hội vắng mặt tại một số phiên điều hành là do Chủ tịch bị sốt xuất
huyết. Điều đó cũng là lẽ bình thường vì Việt Nam đang có dịch sốt xuất huyết
nên người này hoặc người kia mắc cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Do đó, việc
đưa ra Chủ tịch Quốc hội Việt Nam “xuống cấp trầm trọng” về sức khỏe là luận điệu
vô căn cứ và có dụng ý xấu nhằm gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ .
Liên quan đến chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, trên Internet và mạng xã hội xuất
hiện nhiều tin, bài “bẻ cong” sự thật nhằm xuyên tạc ý nghĩa chuyến thăm, đả
phá đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Họ rất
thâm hiểm khi kích vào vấn đề Biển, Đảo để bôi nhọ chế độ, chia rẽ quan hệ Việt
Nam- Trung Quốc và hạ uy tín của đồng chí Tổng Bí thư khi nhận Huân chương Hữu
nghị do Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc trao và ra Tuyên bố chung Việt Nam -
Trung Quốc nhân chuyến thăm. Những luận điệu đó là vô căn cứ và đi ngược lại
thành công và kết quả tốt đẹp của chuyến thăm mà dư luận chính thống ở trong nước
và Quốc tế đã và đang đánh giá, bình luận sau chuyến thăm./.
NXT-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét