-
Tính này, thời gian gần đây hộp thư điện tử của tôi hay nhận được các thư lạ.
Xem qua nội dung thì tưởng những chuyện "cơ mật" nhưng tìm hiểu
kỹ thì toàn là thông tin xuyên tạc, bịa
đặt. Tôi kiểm tra thấy địa chỉ cùng nhận là hàng loạt người khác, trong đó
có cả email các bạn trong lớp mình, cậu ạ.
-
Ô, thế cậu cũng bị "giội bom thư" à. Lâu nay, tôi không để ý nên cứ
nghĩ chỉ mình tôi nhận được. Mấy lần mở ra đọc, thấy nội dung nhảm
nhí nên tôi chặn luôn.
Nam
băn khoăn:
-
Tớ lo các nội dung này nếu đến tay những người nhẹ dạ cả tin thì sẽ bị đối
tượng xấu lợi dụng, kích động. Cậu giỏi công nghệ thông tin nhất lớp mình, cậu
nghĩ cách gì ngăn chặn được không?
-
Tớ nghĩ ngăn chặn triệt để thì khó. Nó phụ thuộc vào nhận thức của từng người
khi tiếp cận thông tin. Nhưng những thư rác này có một số đặc điểm dễ nhận diện,
đó là: Người gửi đến thường ẩn danh, không rõ địa chỉ hoặc mạo danh nhân
sĩ, trí thức, người có uy tín trong xã hội. Các đối tượng thường thay đổi email
liên tục, mình chặn email này, họ lại gửi bằng email khác. Tiêu đề thư bao
giờ cũng nêu trực diện vấn đề mà chúng muốn xuyên tạc. Với chiêu trò "rải
truyền đơn" bằng thư điện tử, cách tốt nhất là nhận diện được thư rác
từ đầu, không mở mà thẳng tay xóa thư, báo cáo là thư rác, thiết lập chế độ
ngăn chặn.
-
Vậy cậu giúp mình, ngày mai trong tiết sinh hoạt tuần, cậu nói thêm về nội dung
này để mọi người biết cách ngăn chặn thư rác trong hộp thư điện tử nhé. Cùng với
các chế tài của pháp luật quy định, chỉ có thể tăng cường tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho mọi người thì mới hạn chế, ngăn chặn những thông tin xấu độc
đến cộng đồng.
Sau
cái gật đầu của Tính, hôm sau, tiết sinh hoạt tuần của lớp cử
nhân công tác xã hội diễn ra sôi nổi, bắt đầu bằng nội dung cách nhận biết
và ngăn chặn các thông tin xấu độc từ
thư rác trên internet. Tại buổi sinh hoạt, có thêm nhiều ý kiến của các bạn
sinh viên với nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn và đấu tranh với hiện tượng
"rải truyền đơn" qua thư điện tử.
BVV-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét