Cuối năm
2022, toàn thế giới xôn xao về sự xuất hiện của một ứng dụng chatbot mới trên nền
tảng mạng xã hội với tên gọi ChatGPT. Chỉ năm ngày sau khi xuất hiện, ứng dụng
này đạt số lượng người dùng cực ấn tượng với 1 triệu thành viên.
Việc người
dân đăng ký tài khoản cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội trên không gian mạng
phải cung cấp thông tin cá nhân diễn ra không ít. Việc cung cấp thông tin cá
nhân ở đây được hiểu đơn giản là họ tên, tuổi, hình ảnh, ngày tháng năm sinh,
thói quen, nơi ở, số điện thoại, CCCD, địa chỉ email, các mối quan hệ gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp, công việc, tài khoản ngân hàng..., là tất cả những thông
tin gắn liền với một cá nhân nào đó.
Những thông
tin này thường được người dùng đăng tải khi tham gia các ứng dụng như:
Facebook, Zalo, Instagram hay khai báo khi sử dụng các app tiện dụng, giao dịch
thương mại điện tử, tham gia trò chơi trực tuyến cũng như khi truy cập trang quảng
cáo trên các website… và hiện nay là ChatGPT. Đây được coi “miếng mồi béo bở” của
hoạt động thu thập thông tin tình báo, tội phạm mạng, khủng bố...
Theo thống kê
của Bộ Thông tin - Truyền thông (TT&TT) tại Việt Nam hiện nay, có hàng trăm
triệu tài khoản tham gia các nền tảng trực tuyến nước ngoài cung cấp dịch vụ tại
nước ta. Trong đó, có tới 175 triệu tài khoản đối với 3 mạng xã hội phổ biến nhất
là Facebook, Zalo, Instagram. Từ đây đặt ra việc lộ thông tin cá nhân, nhất là
số điện thoại di động, CCCD, tên tài khoản các nền tảng mạng xã hội trên không
gian mạng… khiến không ít người vô tình trở thành nạn nhân hoặc con mồi của các
đối tượng tội phạm mạng. Nghiêm trọng hơn đó là tình trạng lộ, mất bí mật Nhà
nước (BMNN) trên các nền tảng mạng xã hội thuộc không gian mạng.
Nguy cơ lộ, lọt
bảo mật ngân hàng từ các nền tảng mạng xã hội thuộc không gian mạng là vô cùng
lớn dù đó là thông tin bí mật ở dạng nào. Bảo mật ngân hàng có thể bị lộ, mất
chỉ vì một sự không tuân thủ của một vài cá nhân nhỏ lẻ. Các tài liệu chứa bí mật
có thể được soạn thảo, lưu trữ trên thiết bị kết nối internet, bị đưa ra khỏi
phạm vi bảo vệ và các thiết bị lưu trữ ngoài như USB hoặc các kết nối không dây
như blutooth, wifi; bị gửi qua email, chat; các tài liệu bí mật được chụp lại bằng
điện thoại di động và ngay lập tức có mặt trên dịch vụ lưu trữ đám mây của
Apple, Google hay Microsoft.
Hệ thống mạng
hoặc thiết bị lưu trữ bí mật được kết nối với thiết bị có kết nối Internet,
thông tin bí mật được đề cập qua trao đổi trên các nền tảng mạng xã hội trên
không gian mạng. Cuộc họp bị ghi âm ghi hình bởi một thiết bị điện thoại bị kiểm
soát. Thiết kế và cấu hình của toàn bộ hệ thống mạng cần được bảo vệ bị lộ từ một
thiết bị cá nhân do một cá nhân sử dụng mạng xã hội mang tới nơi làm việc bị kiểm
soát. Địa điểm bí mật về an ninh, quốc phòng bị tiết lộ bởi một chia sẻ vị trí
hoặc từ hậu cảnh của một bức ảnh đăng tải công khai trên các nền tảng mạng xã hội
thuộc không gian mạng...
Thời gian tới,
không gian mạng tiếp tục là môi trường chủ yếu để tiến hành các hoạt động gián
điệp, khủng bố, phá hoại, thực hiện các hành vi phạm tội nhất là đối với nền tảng
mạng xã hội mới kích thích sự tò mò của người dùng như ChatGPT và những nền tảng
khác trong tương lai. Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là đẩy mạnh công tác
giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ BMNN cho mọi người dân, trước hết
là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức khi sử dụng các nền tảng mạng
xã hội trên không gian mạng.
Phải làm cho
mọi người nhận thức rằng, bảo vệ bảo mật ngân hàng nói chung, bảo vệ những
thông tin cá nhân nói riêng là thiết thực góp phần xây dựng môi trường thông
tin an toàn, môi trường văn hóa lành mạnh trên mạng xã hội, qua đó phòng, chống,
ngăn chặn âm mưu, hành động thu thập thông tin tình báo, hoạt động phá hoại của
các thế lực thù địch và các loại tội phạm mạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét