Mới
đây, trên trang “Tintuchangngayonline”, Trần Tân đã phát tán bài viết “Hội
của nhà nước và hội của dân”. Với lối phán xét áp đặt, Trần Tân cho rằng,
hội ở Việt Nam có hai loại: hội của nhà nước và hội của dân. Theo đó, hội của
nhà nước đang bị lợi dụng, “là công cụ để tuyên truyền cho đảng, lừa dối, ru ngủ
quần chúng, triệt tiêu đối lập…” và quy kết rằng, “các hội của nhà nước là những
tổ chức xã hội dân sự giả hiệu…”. Thực chất đằng sau những luận điệu xuyên tạc
đó là âm mưu của Trần Tân lôi kéo, kích động, chống phá Đảng và chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần chứng minh cho Trần Tân thấy rằng:
1.
Những thực tế sinh động về hoạt động hội ở Việt Nam hiện nay
Tính
đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều hội, nhóm dân sự hoạt động ở Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ, hiện cả nước có hơn 52 nghìn hội, hoạt động trên
phạm vi cả nước. Hội ở Việt Nam phát triển khá đa dạng và phong phú với nhiều
tên gọi như hội, liên hiệp hội, đoàn, liên đoàn, ủy ban, câu lạc bộ… Nhiều hội
chuyên ngành hoạt động trong cùng lĩnh vực hợp lại thành liên hiệp hội; nhiều hội
chuyên ngành hẹp hợp thành tổng hội. Tùy theo đặc điểm, tính chất tổ chức và hoạt
động, các hội được phân thành hội có tính chất chính trị – xã hội và chính trị
– xã hội – nghề nghiệp; hội xã hội – nghề nghiệp; hội xã hội – từ thiện, nhân đạo;
hội của các tổ chức kinh tế; các hội có tính chất đặc thù… Hiện nay có trên 30
tổ chức hội được Nhà nước cấp kinh phí để hoạt động, vì đó là những lĩnh vực
Nhà nước cũng có trách nhiệm thực hiện hoặc khuyến khích thực hiện. Các hội, tổ
chức hội, đặc biệt là các hội kinh tế, có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng
và phát triển đất nước, thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với chính
quyền; hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư
vấn về sản xuất và thị trường… Các hội cũng có vai trò ngày càng tích cực trong
việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội của
Chính phủ và của địa phương.
2.
Tự do lập hội là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước Việt
Nam công nhận, tôn trọng trong Hiến pháp và pháp luật. Sở dĩ Việt Nam có một
số lượng lớn các hội, tổ chức hội, hiệp hội… là do Nhà nước đã nỗ lực đảm bảo
và phát huy tối đa mọi quyền lợi chính đáng của công dân, trong đó có quyền tự
do lập hội, một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam được ghi nhận
trong Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay. Điều 25, Hiến pháp 2013 khẳng định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình”. Không những thế, Nhà nước Việt Nam còn đảm bảo và bảo vệ
các quyền tự do lập hội theo Điều 22 của Công ước quốc tế về các quyền
chính trị và dân sự năm 1966 mà Việt Nam đã ký kết, trong đó nêu rõ: “Ai cũng
có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo
vệ quyền lợi của mình”. Quyền lập hội của công dân được tôn trọng và thể hiện cụ
thể trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm quyền tự do
của công dân và nhu cầu chính đáng của các tầng lớp xã hội.
Từ
thực tế sinh động của các hội ở Việt Nam và sự bảo đảm của Nhà nước Việt Nam đối
với hoạt động của các hội đã chứng minh những luận điệu của Trần Tân là sai
trái, phản ánh không đúng về thực tiễn các hội ở Việt Nam. Chúng ta cần nâng
cao ý thức cảnh giác và vạch trần thủ đoạn nham hiểm của Trần Tân.
PTC H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét