Để
thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá Đảng, Nhà nước ta, các
thế lực thù địch không chừa bất cứ thủ đoạn nào. Một trong những chiêu bài được
các thế lực thù địch “ưa chuộng” sử dụng là chính trị hóa các vụ án hình sự. Đề
cao cảnh giác, hiểu rõ về thủ đoạn này sẽ giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân
tránh tiếp nhận những thông tin sai trái, xấu độc, từ đó vững tin vào Đảng, Nhà
nước và công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Trong
những thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam bằng thông tin thì chiêu bài chính
trị hóa các vụ án hình sự là thủ đoạn thâm độc, tinh vi. Nó tinh vi là bởi những
thông tin về vụ án thường đã được phơi bày trước công luận, nhưng được chúng gắn
thêm tình tiết bịa đặt khác liên quan đến lãnh đạo cấp cao, người có chức quyền
hoặc tập thể lãnh đạo, nhằm ý đồ gây hiệu ứng tò mò, nhiều người nửa tin, nửa
ngờ và tập trung theo dõi.
Nhằm
thu hút sự chú ý của người sử dụng mạng xã hội, nhất là tạo “niềm tin” cho giới
trẻ để hướng tới mục tiêu lớn hơn là tập hợp và kích động chống đối, chúng dùng
ngôn ngữ gây sốc, tạo cảm giác gấp gáp, như: “Biến căng”, “Bộ Chính trị vào cuộc”,
“cực nóng’… Tiếp đó, để người xem, người nghe tin là thật, chúng khoe dẫn nguồn
từ nhân vật bí mật, đáng tin cậy, thậm chí nguồn của nhà báo, quan chức đã về
hưu nào đó.
Tuy
nhiên, nếu tinh ý sẽ thấy, hình ảnh trên các video clip được cắt ghép và chỉnh
sửa từ nhiều nguồn khác nhau. Theo các chuyên gia, để thu hút quảng cáo, thông
thường những người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp trên mạng xã hội rất kỵ việc
khai thác, lấy video clip hoặc hình ảnh, nhạc của các trang khác, bởi làm như vậy
là vi phạm quy định về bản quyền. Các đối tượng chống phá thì bất chấp. Điều
này cho thấy, các tài khoản đã dẫn ở trên nhắm tới mục đích đen tối là bôi nhọ
tình hình chính trị Việt Nam, hạ thấp uy tín của Đảng ta, chia rẽ niềm tin và
gây bất ổn xã hội. Qua theo dõi những đối tượng này trên mạng xã hội, nhận thấy,
ngoài việc lợi dụng các vụ án hình sự để phục vụ mục đích chống phá, chúng có
thể lợi dụng bất cứ sự việc gì, đặc biệt là các vụ án kinh tế, sai phạm của người
có chức quyền… để gắn vào chính trị.
Đẩy
mạnh điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực theo phương châm “kiên quyết,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ” là chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng
ta. Hiện nay, cả hệ thống chính trị đã nêu cao quyết tâm vào cuộc để diệt trừ
tham nhũng, tiêu cực, chứ không hô “khẩu hiệu suông, mị dân”. Tuy nhiên, kết quả
của cuộc đấu tranh ấy đang bị thế lực thù địch lấy làm cớ để xuyên tạc, bóp
méo.
Lâu
nay, Đảng ta đã cảnh báo hiện tượng này. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ” đã nêu rõ: Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến
lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc,
tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo
tình hình; cổ xúy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa.
Để
đối phó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp cứng rắn, buộc các nền tảng
xuyên biên giới phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Yêu cầu các mạng xã hội phải
thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ kênh, trang tài khoản cá nhân, nhóm có nội dung
không đúng sự thật, vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Cùng với đó, cơ quan
chức năng cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, xử lý đối
tượng tung tin bịa đặt. Các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước cần sớm cập
nhật, kịp thời cung cấp thông tin chính xác cho dư luận, đồng thời vạch trần âm
mưu, thủ đoạn của các đối tượng chống phá cách mạng Việt Nam để nhân dân và cán
bộ, đảng viên đồng lòng tạo “tường lửa” từ trong nhận thức, không cho thông tin
xấu độc xâm nhập.
Các
cấp ủy, cơ quan chuyên môn cần bám sát, nắm chắc tình hình, chủ động cung cấp
cho cán bộ, đảng viên thông tin chính thống, qua đó định hướng tư tưởng, nêu
cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch. Để không mắc mưu các đối
tượng chống phá, đứng trước những thông tin xấu độc cường độ mạnh, liên tục lặp
đi lặp lại này, mỗi người trong xã hội, đặc biệt là cán bộ, đảng viên cần nêu
cao cảnh giác; kiên quyết không truy cập vào các tài khoản có tư tưởng chống đối,
bôi nhọ.
Trong
xã hội hiện đại, thông tin trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Thông tin chính
xác có vai trò quan trọng định hướng tư tưởng, xây dựng sức mạnh đoàn kết. Việc
truy quét, đánh bại đối tượng chống phá bằng thủ đoạn chính trị hóa các vụ án
hình sự là hết sức quan trọng và cần kíp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét