Khi Đảng, Nhà nước ta tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tuyệt đại đa số nhân dân bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ rất cao. Song, bên cạnh đó, cũng có một số ít "ý kiến bình luận" (chủ yếu là những nhân vật tự cho mình thuộc phái "Dân chủ" mà thực chất là những lực lượng luôn muốn chống đối, đi ngược lại công cuộc đổi mới, phát triển đất nước). Thử xem những "ý kiến bình luận" đó thực chất là gì?
Gần
đây, khi cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, làm rõ những vụ án lớn như vụ án
xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và một số bộ, ngành, địa phương (còn gọi
là vụ án “chuyến bay giải cứu”), vụ Việt Á, các đối tượng rêu rao rằng, tham
nhũng ở Việt Nam hiện đã trở thành “hệ thống”, bản chất và muốn chống không còn
cách nào khác phải thay đổi cơ chế, phải “xóa bỏ chế độ”! Nhiều bài viết vu cáo
rằng, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là “đấu đá
nội bộ, phe cánh”, “thanh trừng phe phái” nên “ai đen thì chết”! Họ cố tình bôi
đen việc thực hiện công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, cho rằng
việc bắt bớ nhiều, xử lý nhiều không làm ai run rợ, không hề có tính cảnh tỉnh,
răn đe mà ngược lại, việc xử lý nhiều làm cho “tình hình thêm phức tạp, nghiêm
trọng”!
Một
số bài viết lại quy kết rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang “làm
ảnh hưởng xấu đến kinh tế”. Họ cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp
của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt,
có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu. Suy diễn việc
chống tham nhũng làm tê liệt hoạt động kinh doanh, đặc biệt “nếu việc thực thi
pháp luật bị cho là không rõ ràng và có động cơ chính trị”…
Một
số bình luận vu cáo, chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi
cung ứng đầu tư, làm “nhà đầu tư nước ngoài lo sợ”!. Họ lập luận rằng, chiến
dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường
trong nước, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu và làm giảm niềm tin của
nhà đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.
Thực
tế, với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong cuộc chiến chống tham nhũng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự
ủng hộ của nhân dân, cuộc chiến này đã có chuyển biến tích cực, rõ rệt và mang
lại những thành quả quan trọng.
Quan
điểm trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam
rất rõ ràng, những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức
trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu
tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu
tư tư nhân.
Cùng
với đó, qua chống tham nhũng, cơ quan chức năng đúc rút những kinh nghiệm, bài
học để tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách pháp luật nhằm
từng bước hoàn thiện, bịt lỗ hổng để ngăn ngừa tham nhũng. Do đó, không thể cho
rằng vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế.
Cần
phải nhận thức rằng, tình trạng tham nhũng làm suy giảm các lực lượng cạnh
tranh vốn có của thị trường, gây ra sự cản trở sự phát triển của khu vực kinh
tế tư nhân. Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa, làm giảm đáng kể các dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt
động kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ. Chính cuộc
chiến chống tham nhũng tại Việt Nam tạo động lực không ngừng cho đầu tư, phát
triển kinh tế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Thời
gian qua, các thế lực chống phá Việt Nam luôn viện dẫn nhiều lý do để chỉ trích
Việt Nam, khi cuộc chiến chống tham nhũng đang cho thấy hiệu quả rất tích cực
thì họ cũng không muốn điều đó xảy ra. Những thông tin sai trái từ các cá nhân,
tổ chức, trung tâm chống phá Việt Nam về cuộc chiến chống tham nhũng đòi hỏi
người dân cần cảnh giác, không phụ họa, chia sẻ trên mạng xã hội. Với âm mưu
chống phá Đảng, Nhà nước, trên diễn đàn mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức
thiếu thiện chí đã lợi dụng công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy
thoái, biến chất của Đảng, Nhà nước ta để xuyên tạc, bóp méo, cho đó là “cuộc
đấu tranh thanh trừng nội bộ giữa các phe phái và các nhóm lợi ích”, vu cáo
Đảng, Nhà nước ta đang ở thế “lưỡng nan đối nghịch” với hàm ý chống tham nhũng
nhưng không muốn thay đổi thể chế chính trị!
Việc
kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là quan điểm nhất quán,
xuyên suốt của Đảng ta, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Điều
này cũng xuất phát từ vị thế, uy tín của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng, từ đòi hỏi công tác xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, đủ sức
chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực không làm cho nội bộ mất đoàn kết, không phải giữa các “phe cánh”,
“đấu đá” mà góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các Cương lĩnh,
Điều lệ của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng;
tăng cường đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Chống tham nhũng
cũng nhằm thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển; giữ vững ổn định chính trị,
trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng
viên, các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
BL - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét