Bài viết “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của
đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện
tầm cao lý luận, bàn về những vấn đề lý luận rất rộng, nhưng cách trình bày
dung dị, chắt lọc, tổng kết thực tiễn để chứng minh, nên có sức thuyết phục, cảm
hóa, lan tỏa, đặc biệt trong cán bộ, Đảng viên và Nhân dân, thể hiện sự lãnh đạo,
chỉ đạo toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tất cả
các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, xây dựng Đảng, QP&AN, Đối
ngoại, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cả dân tộc phấn đấu đi lên. Từ góc nhìn thực
tiễn của Việt Nam, trong bài viết đặt ra nhiều câu hỏi lớn và đồng chí Nguyễn
Phú Trọng đã từng bước tập trung lí giải từng câu hỏi sau bằng những lập luận sắc
bén, bằng trí tuệ và sự kiên định của người chiến sỹ cộng sản “...CNXH là gì?
Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường XHCN? Làm thế nào và bằng cách nào để từng
bước xây dựng được CNXH ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên CNXH ở
Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?”, … “chúng ta
phải định hình CNXH thế nào? Và định hướng đi lên CNXH thế nào cho phù hợp với
hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Trong quá
trình giải đáp câu hỏi “Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường XHCN”, đồng chí Nguyễn
Phú Trọng đã trực diện vạch rõ và đấu tranh đập tan những luận điệu sai trái,
thù địch, phản động, cơ hội, xét lại ngay từ chính cơ sở thực tiễn là chế độ
TBCN hiện thực trên thế giới hiện nay. Đây là nội dung rất thời sự, cung cấp
tài liệu lý luận, thực tiễn rất quan trọng cho cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới,
trong đó có cả bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN trên môi trường Không gian mạng của
cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, chiến sỹ và toàn
dân, từ đó luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, “biết địch”, “biết ta”,
vừa tăng cường bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, vừa tích cực, chủ động,
kịp thời đấu tranh, phản bác có hiệu quả trước những quan điểm sai trái, thù địch
tình hình mới.
NHB - H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét