Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định 8 mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới, phát triển ở Việt Nam, trong đó có mối quan hệ “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”[1]. Quán triệt tinh thần Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 xác định quan điểm: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”3[2]. Đến Đại hội XII, trong Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, quan điểm này được cụ thể hóa, nhấn mạnh yêu cầu tự chủ kinh tế: “Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”1[3].
Bước
vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, tuy gặp nhiều trở ngại, thách thức, nhưng toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục tiến triển, ngày càng sâu rộng trong bối
cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cạnh tranh giữa các nước, nhất là các
nước lớn, diễn ra gay gắt, quyết liệt. Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm
trọng do tác động của đại dịch Covid-19... Để phát triển nhanh, bền vững, tất yếu
phải đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ, trước hết
là tự chủ về kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 tiếp
tục nhấn mạnh và hoàn thiện quan điểm về xây dựng nền kinh tế tự chủ phù hợp với
tình hình, yêu cầu mới:
“Xây
dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực
hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải
hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải
thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước
các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định
gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế,
phát triển lực lượng doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy
động sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc
tế mang lại”[4].
LXZ-68
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Sđd, tr.27, 102.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Sđd, tr.27, 102.
[3]
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Sđd, t.1, tr.215-216.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.270-271.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét