Từ
ngày 11/7, đến ngày 28/7/2023 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm 54 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án
“chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối
lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ”. Lợi dụng việc xét xử vụ án, các thế lực thù địch, phần tử phản
động, cơ hội chính trị trong nước cũng như hải ngoại đưa ra nhiều bài viết với
nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng, tạo cớ bôi nhọ đất nước,
chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trên
RFA, đối tượng Võ Văn Tạo một phần tử bất mãn, tham gia nhiều hội nhóm chống
phá Đảng và Nhà nước tiếp tục nói xấu, bôi nhọ đất nước rằng: “Vụ án này đưa
ra, vì họ cho rằng nạn tham nhũng hoành hành quá lộ liễu, nên người dân sẽ
không tin nữa. Niềm tin của người dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam bị suy
suyển nghiêm trọng sẽ dẫn đến hậu quả rất xấu với xã hội, nên họ đưa ra xét xử
với mục tiêu như thế, có tính chất là “rách đâu vá đấy”, chứ không phải cơ
bản”; Trên VOA cũng đăng tải một loạt bài viết mang tính xuyên tạc như: “Chuyến
bay giải cứu: Xử cán bộ tham nhũng, không thấy bồi thường cho dân”; “Vụ “chuyến
bay giải cứu”: Tòa xử cán bộ tham nhũng, không có đền bù cho người dân”; “Nhìn
lại “tấn trò đời” chuyến bay giải cứu”... Đặc biệt, VOA đăng bài viết của Lê
Quốc Quân, một phần tư cơ hội chính trị, nhiều lần lợi dụng danh nghĩa yêu nước
để cùng nhiều người tụ tập gây rối trật tự công cộng.
Phải
khẳng định đây là những luận điệu phản động, xuyên tạc công tác phòng, chống
tham nhũng ở nước ta nhằm gây sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, sự quản lý của Nhà nước, từng bước làm mất lòng tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, mục đích cuối cùng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội ở nước ta.
Đối
với Việt Nam, là quốc gia đang trên đà phát triển, chịu tác động nhiều chiều của
kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, do đó còn vấn nạn tham nhũng là không
thể tránh khỏi. Nhận thức rõ vấn đề trên, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực từng
bước làm trong sạch bộ máy Nhà nước, minh bạch trong quản lý kinh tế để đẩy lùi
tác động tiêu cực. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực
hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo
dục, ngăn ngừa là chính. Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, trong đại dịch
Covid-19, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ đã tổ
chức chuyến bay giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam
vào tháng 2/2020. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công, Chính phủ
tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “combo” song song với các “chuyến bay
giải cứu” đến hết tháng 1/2022. Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng và Nhà
nước, các cơ quan chức năng đã cấp phép và đã tổ chức được trên một nghìn
chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.
Chủ trương kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và
sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước. Tuy nhiên, từ chính chính sách tốt
đẹp, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn đó lại xuất hiện một số cán bộ, đảng
viên-những người mang trong mình trọng trách là “công bộc" của dân đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, móc ngoặc với nhau để đưa và nhận hối lộ, tư lợi cá
nhân với số tiền lớn, phạm vi rộng. Do đó, việc đưa ra xét xử 54 bị cáo trong
vụ án “chuyến bay giải cứu” một lần nữa chứng minh cho chủ trương chống tham
nhũng “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước; sự
vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, chứ không
phải “tỉa nhánh”, “sâu mọt càng bắt càng nhiều” hay “rách đâu vá đó” như luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Đồng thời, mỗi cán
bộ, đảng viên và mỗi người dân phải luôn nâng cao cảnh giác, nhận thức rõ và
kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
các vụ án để xuyên tạc, phá hoại công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và
Nhà nước ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét