Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây nhiễu dư luận, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Trong điều kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống. Các thế lực xấu lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đầu
năm 2023, Clip và thông tin “sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học Thành
phố Hồ Chí Minh đang học giáo dục quốc phòng-an ninh tại Trường Quân sự Quân
khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại” đã từng gây xôn xao, hoang mang dư luận và
đặc biệt tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh người bộ
đội cụ Hồ cũng như ảnh hưởng đến chương trình giáo dục quốc phòng của chúng ta.
Ngay sau khi clip và thông tin trên được lan truyền, sự thật đã được làm rõ và
vụ việc ngay sau đó cũng đã được cơ quan điều tra hình sự quân khu 7 khởi tố vụ
án hình sự.
Sáng
26/7, Tòa án Quân sự Quân khu 7 đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Lê
Tấn Tài về tội “Đưa trái phép thông tin mạng máy tính” theo quy định tại khoản
1, Điều 288, Bộ luật Hình sự, liên quan vụ việc đưa thông tin thất thiệt về
Trường Quân sự Quân khu 7. Theo cáo trạng, khoảng 0h30 ngày 11/1/2023, mặc dù
không biết nội dung vụ việc, không tiến hành kiểm chứng, nhưng bị cáo Nguyễn Lê
Tấn Tài (là quản trị viên trang UFH Confession) đã sử dụng máy tính xách tay
của bản thân trực tiếp duyệt, chỉnh sửa bài viết do người không rõ lai lịch gửi
đến, có nội dung bịa đặt, sai sự thật về việc tại Trường Quân sự Quân khu 7 xảy
ra vụ hiếp dâm nữ sinh viên học giáo dục quốc phòng - an ninh vào lúc 22h30
ngày 10/1/2023 tại Đại đội 6, Tiểu đoàn 3, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An
ninh (Trường Quân sự Quân khu 7) và nhiều vụ việc hiếp dâm trước đây. Clip này
của Nguyễn Lê Tấn Tài nhanh chóng được chia sẻ và lan truyền trên các trang
mạng xã hội với tốc độ chóng mặt và hậu quả không lường. Dù sau này, khi ý thức
được mức độ nghiêm trọng của vụ việc, Tấn Tài có xóa clip những hậu quả gây ra
là rất khó khắc phục.
Với
hành vi vi phạm và hậu quả nêu trên, Tòa án Quân sự Quân khu 7 đã tuyên phạt
Nguyễn Lê Tấn Tài 12 tháng cải tạo không giam giữ. Đây có thể coi là một bản án
nhân văn khi vừa mang tính răn đe, vừa tạo điều kiện cho Nguyễn Lê Tấn Tài có
cơ hội làm lại cuộc đời.
Đồng
thời, bản án trên cũng là bài học nghiêm khắc cho tất cả mọi người, đặc biệt là
giới trẻ khi tham gia mạng xã hội, chúng ta cần trang bị đầy đủ những hiểu biết
nhất là trách nhiệm của bản thân bởi mạng ảo nhưng trách nhiệm pháp lý là thật.
Và việc đăng tải thông tin bịa đặt, sai trái không chỉ dừng ở mức xử phạt hành
chính với số tiền tối đa là 7 triệu rưỡi mà còn là trách nhiệm hình sự trước
pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét