Đại
dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân
ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với những người
dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập rơi vào tình trạng
hết sức bấp bênh… Đặc biệt hiện nay, Việt Nam bước vào một giai đoạn đầy thách
thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của
chủng mới tăng gấp nhiều lần. Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong
những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới
mỗi ngày. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này rất nguy hiểm do chủng virus mới đang
lây lan rất nhanh...
Cũng
từ những khó khăn ấy, chúng ta được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng
lòng, chia sẻ, gắn kết hơn bao giờ hết. Trong đợt dịch căng thẳng lần này, cả hệ
thống chính trị từ trung ương đến các địa phương cùng với nhân dân cả nước đều
tập trung hướng vào người dân vùng dịch. Chính phủ kịp thời đưa ra các chỉ thị,
đặc biệt là Chỉ thị 16, đưa ra các quy định, những biện pháp một cách phù hợp
và nhanh nhất để đáp ứng kịp thời công tác chống dịch.
Các
lực lượng tuyến đầu như đội ngũ y, bác sĩ, bộ đội, công an sẵn sàng nhận nhiệm
vụ và sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân để giúp đỡ bà con vùng dịch. Đội ngũ
bác sĩ, nhân viên y tế tại các vùng dịch, họ đang là những “thiên thần áo trắng”
"sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ quốc cần".
Họ đã phải bỏ lại hậu phương để đến vùng dịch, vùng nguy hiểm; làm việc với cường
độ cao, căng thẳng, nguy hiểm, trong môi trường khắc nghiệt. Nhưng họ vẫn đang
nỗ lực hết mình vì nhân nhân, vì người bệnh, thúc trực ngày đêm, luôn phải giấu
mình trong những bộ đồ bảo hộ kín mít, làm việc trong môi trường cách ly tuyệt
đối. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc
nghiệt nhất trong cuộc đời, quên đi sức khỏe của chính bản thân mình. Đó là những
ngày làm việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn
cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm quầng…
Bộ
đội, công an không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh
gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho
Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống
dịch… Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng
đối tượng" để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết. Những anh chị em nhà
báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài.
Lực
lượng tình nguyện có chuyên môn được hình thành với số lượng lớn và nhiều đối
tượng đó là: Lực lượng y tế về hưu, thành viên các tổ chức Hội nghề
nghiệp (lĩnh vực y tế) trên địa bàn TP.HCM có đủ điều kiện sức
khỏe; Dược sĩ, điều dưỡng, quân y không làm việc tại các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn thành phố nhưng tình nguyện tham gia
chống dịch; Sinh viên ngành Y tế, nhân viên thực hành, thực tập tại
các đơn vị y tế; Những người có bằng lái xe để tham gia vận chuyên
hàng hóa, ca nhiễm, ca nghi nhiễm. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng
nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm
hỗ trợ cộng đồng…
Trong
trận chiến này, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những nhà thiện nguyện.
Trước tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với nỗ lực của toàn
Đảng, toàn dân, những ngày qua, nhiều hoạt động thiện nguyện thiết thực gắn với
phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục được triển khai ở nhiều nơi với sự tham gia
của nhiều tổ chức, cá nhân, nối dài những hành trình thiện nguyện. Từ học
sinh, sinh viên đến người già đều chung tay góp công, của cho chống dịch.
Đoàn
kết chính là một kinh nghiệm, một bài học quý đã giúp chúng ta đánh bại kẻ thù
xâm lược, thì hôm nay, đoàn kết cũng sẽ là sức mạnh để chúng ta đánh thắng kẻ
thù vô hình là dịch bệnh./.
P.T.H.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét