CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

H2 - TRIẾT HỌC XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM

 

Những vấn đề triết học xã hội được bàn đến nhiều nhất đó là tư tưởng yêu nước, tư tưởng về việc xây dựng và phát triển quốc gia độc lập, về đường lối trị nước. Các cặp phạm trù được sử dụng khá nhiều như: trị - lọan, vua - dân, thời - thế, pháp - thuận, thành - bại. Ở những nét đặc thù của tư tưởng Việt Nam nên nhìn chung các học giả đều đi đến sự nhất trí cho rằng, nghiên cứu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, thực chất là các tưởng triết học ẩn sau các tư tưởng khác như chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật...

Song, cái gì là nét đặc trưng nhất của tư tưởng Việt Nam? Theo Trần Văn Giàu, đó chính là chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam. Trên bình diện triết học, chủ nghĩa yêu nước là quan điểm triết học về xã hội, là hệ thống các lý luận, quan điểm về đánh giặc giữ nước và xây dựng đất nước. Nước chính là cộng đồng người ở tầm quốc gia, dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện ở tư tưởng đoàn kết, tư tưởng cộng đồng trong cuộc đấu tranh với thiên tai, địch họa để bảo vệ, xây dựng đất nước. Chủ nghĩa yêu nước thuộc loại tư tưởng triết học về xã hội, và là tư tưởng chính trị - xã hội dưới thế giới quan triết học.

Chủ nghĩa yêu nước đã được chứng minh bằng thực tiễn lịch sử thời kỳ phong kiến Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông nguyên trên sông Bạch Đằng, Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười năm, Quang Trung đánh tan quân Thanh, khiến giặc phương Bắc trong nhiều thập kỷ không dám xâm phạm bờ cõi nước ta.

Trong thời đại Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước được phát huy cao độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và trong hai cuộc trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã khái quát “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam tiếp tục được củng cố và phát huy ở mọi tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện được mục tiêu đó toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đều đồng lòng, đồng tâm góp công góp sức vào việc: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố" bất lợi, nhất là những yếu tố", nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị”1.

NTL-H2



1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 117.

0 nhận xét: