KTTT không quyết định bản chất chế
độ xã hội mà ngược lại, chính bản chất chế độ kinh tế - xã hội mới chi phối,
làm biến đổi bản chất của KTTT tồn tại trong mỗi chế độ đó. Sự khác nhau giữa nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường TBCN là ở mục
tiêu, phương thức, mức độ can thiệp của nhà nước và sự can thiệp này là do bản
chất của nhà nước quyết định.
Thứ nhất: Khác nhau về chế độ sở hữu.
Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên
nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư
bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Còn
cơ chế thị trường trong nền kinh tế định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường
của sự đa dạng các quan hệ sở hữu. Trong đó chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản
xuất luôn giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước.
Thứ hai: Khác nhau về phân phối thu
nhập. Nhà nước TBCN phân phối thu nhập không công bằng; phản ánh không đúng sức
lao động, người lao động hưởng ít mà các nhà tư bản hưởng nhiều. Sự phân phối
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở nâng cao đời
sống nhân dân, mà phải đảm bảo tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng
trong xã hội.
Thứ ba: Khác nhau về tính chất giai
cấp. Trong nền kinh tế thị truờng TBCN, sự quản lí của nhà nước luôn bảo đảm
quyền lợi cho giai cấp tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích
nhằm bảo đảm môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp
tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Còn trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nền kinh tế là nhằm bảo vệ
quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ tư: Khác nhau về cơ chế vận
hành. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường
vận hành theo cơ chế thị trường nhưng có sự định hướng XHCN. Ngược lại, KTTT
TBCN hoạt động theo cơ chế vận hành dưới sự điều tiết của các quy luật KTTT, sự
quản lí của nhà nước TBCN, mà xét cho đến cùng là sự quản lý của các Đảng tư sản
cầm quyền; chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản.
Thứ năm: Khác nhau về tăng trưởng,
phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam, nhà nước chủ động giải quyết vấn đề trên ngay từ đầu; mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là trục xuyên suốt trong thời kỳ quá độ.
NĐV-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét