“Khi
mà tinh thần Việt Minh phấn chấn vì thắng lợi thì tinh thần quân đội ta bị
thương tổn nặng nề. Tâm lý chiến bại ngày càng ăn sâu vào chúng ta. Thế quân
bình bắt đầu bị phá vỡ có lợi cho đối phương...”. Đó là một trong những lời
thừa nhận của tướng Henri Navarre, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông
Dương.
Tướng Henri Navarre cho rằng: “Cuộc
chiến tranh Đông Dương không phải là một chiến tranh dân tộc. Đó là một cuộc
thôn tính ở nơi xa xôi, tiến hành với một quân đội chuyên nghiệp đơn độc, trong
đó dân tộc ta không hiểu được ý nghĩa của nó đã hoàn toàn không tham dự...”.
Theo Tướng Henri Navarre: “Việt Minh
là một quốc gia thật sự. Thật vậy, uy quyền trực tiếp của họ lan rộng quá nửa nước
Việt Nam; hơn nữa, trong vùng quân ta kiểm soát, họ cũng có một uy quyền bí mật
đánh bại được uy quyền của ta và cho phép họ thu được những nguồn nhân tài vật
lực bổ sung rất quan trọng; họ thu thuế ở đó, tuyển mộ được nhiều quân; họ lấy
ra được nhiều gạo, muối, vải mà họ cần; họ mua ở đó những chiếc xe đạp có vai
trò rất lớn trong hệ thống cung cấp của họ, các loại thuốc men cần thiết cho
ngành y tế, những pin điện lắp vào mìn để giết hại binh sĩ chúng ta”.
“Ở Lào và Campuchia những phần tử
tích cực thân Việt Minh kiểm soát được những vùng rộng lớn và ảnh hưởng của họ
trong phần lãnh thổ còn lại trong nước cũng khá lớn, có thể làm cho các chính
phủ ủng hộ ta gặp khó khăn...”.
“Chính phủ Việt Minh đã thúc đẩy một
cách kiên quyết cuộc đấu tranh về mọi mặt như chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã
hội và quân sự... Việt Minh tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực, cuộc chiến
tranh của toàn dân chứ không phải chỉ là cuộc chiến tranh của quân đội. Quân
đội sống trong nhân dân, như một khẩu hiệu đã viết: “Quân với dân như cá với
nước”. Một khẩu hiệu khác viết: “Nơi nào có một chiến sĩ chiến đấu, nơi đó phải
có mười người dân có cảm tình với quân đội”.
“Nhưng than ôi, tình hình bên ta thì
hoàn toàn ngược lại. Chưa bao giờ chúng ta có được một người cầm quyền từ đầu
đến cuối...Trong khi đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất - Hồ Chí
Minh - và một lãnh tụ quân sự duy nhất - tướng Võ Nguyên Giáp. Hơn nữa, chúng
ta cũng chẳng bao giờ có một chính sách nhất quán từ đầu đến cuối. Hay nói cho
đúng hơn, chúng ta chẳng có chính sách nào cả...”.
Một nhược điểm khác về lập trường
chính trị của chúng ta là sự chia rẽ về mọi mặt trong nội bộ. Quan điểm bất
đồng giữa chúng ta với những người Mỹ “ủng hộ” chúng ta; họ giúp chúng ta vì
chúng ta đang chống giữ một khu vực trọng yếu trong thế bố trí chiến lược “ngăn
chặn” chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á của họ nhưng không vì thế mà họ chịu tán
thành duy trì nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong khối Liên hiệp Pháp mà họ cho
rằng vừa là tàn tích của “chủ nghĩa thực dân”, vừa là một chướng ngại vật đối
với những mưu toan của chính họ.
Đứng trước một kẻ thù vững chắc về
chính trị, năng động và quyết tâm đạt đến, bằng mọi cách, những mục tiêu mà họ
thấy rõ ràng, vậy mà chúng ta đã đưa ra một mặt trận rời rạc, những xu hướng
mập mờ và trái ngược, một tinh thần hoàn toàn do dự. Hơn nữa, cũng như lời một
sĩ quan đã viết trong một bản báo cáo: “Chúng ta trông cậy vào tất cả những gì
đang tàn lụi, những lề thói cổ truyền, những người già, trong khi đó thì Việt
Minh trông cậy vào tất cả những gì đang nảy nở và trưởng thành - những ước mơ,
nhiệt tình, những người trẻ tuổi”.
Theo Tướng Henri Navarre: “Việt Minh
áp đặt cho ta hình thức chiến tranh của họ, Việt Minh còn buộc ta chấp nhận
chiến lược của họ. Họ đã vạch ra ngay một kế hoạch chung trong đó dành một phần
khá lớn cho phương diện chính trị và tâm lý của chiến tranh và hy vọng những
chiến thắng quân sự cũng như sự thành công trong việc lợi dụng tình hình quốc
tế và tinh thần bị hao tổn của quân đội ta. Họ không hề giữ bí mật kế hoạch đó
mà ngay từ năm 1950, tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày trong một diễn văn có
tính chất cương lĩnh trước các nhà lãnh đạo Việt Minh. Họ đã theo dõi thực hiện
từng điểm một với một quyết tâm ghê gớm...".
Đi đôi với kế hoạch chiến lược đó,
là kế hoạch tổ chức các lực lượng vũ trang, đã thành lập được một bộ máy quân
sự linh hoạt, hùng mạnh và đặc biệt thích ứng với điều kiện trong nước. Được tổ
chức theo những nguyên lý tư tưởng cộng sản rất khác với nguyên lý của phương
Tây, Quân đội Việt Minh, nói nôm na là một “tháp người” mà nền tảng của nó ăn
sâu vào trong dân tộc...”.
NNL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét