CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Thách báo nhân dân – ban tuyên giáo đối thoại

        (giữ trọn lời thề) - Đây là nhan đề bài viết của Phạm Trần đăng tải trên trang doithoaionline.wordprees.com và danlambaovn.blogspot.com ngày 8 tháng 12 năm 2016. 


Nhân vật Phạm Trần thì không có gì xa lạ với những người hay theo dõi hoạt động chống phá đảng nhà nước ta ở trên mạng. Nhưng có điều ở đây làm tôi phải chú ý đến là Phạm Trần lại thách đố với báo nhân dân rồi ban tuyên giáo đối thoại với mình. Đọc hết bài viết mới biết được thì ra Phạm Trần bức xúc trước việc anh ta bị nhà báo Hồng Quang trong bài viết “Cảnh giác và đấu tranh với luận điệu bịa đặt, dựng chuyện” đăng trong mục “Bình luận-Phê phán” ngày 02/12/2016 của báo Nhân dân. Và Phạm Trần là một điển hình trong “Đặc biệt từ khi in-tơ-nét phát triển, bài vở xuất phát từ thuyết âm mưu ngày càng nhiều hơn, điển hình trong đó là sản phẩm của mấy kẻ như Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Tưởng Năng Tiến, Kami, Bùi Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió),… và một số “nhà báo, chuyên gia, nhà nghiên cứu” là người nước ngoài! Thủ đoạn chung trong sản phẩm của mấy người này là khai thác, tận dụng, dựa trên một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề được dư luận quan tâm, để ghép nối với một (hay một số) con người, hiện tượng, sự kiện, vấn đề hiện tượng khác, và nhặt nhạnh một số tư liệu đã công bố bổ sung cho có vẻ xác thực, thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng, khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”. Để gia cố sự thuyết phục, khi trình bày, những kẻ này cố tỏ ra rất am hiểu, nắm chắc vấn đề, trích dẫn đông tây tạo vẻ uyên bác, điểm xuyết bằng loại thông tin không thể kiểm chứng như “một nguồn tin cao cấp cho biết”, “một lãnh đạo giấu tên khẳng định”, “một tài liệu mật phổ biến trong nội bộ viết”,… Sau khi công bố, những sản phẩm này thường lập tức được khai thác, đăng tải tại rất nhiều địa chỉ trên mạng, từ trang tiếng Việt của RFA, BBC, VOA, RFI,… đến blog, facebook của một số cá nhân, tổ chức xấu, thù địch với Việt Nam…”. Và Phạm Trần cho rằng mình “là một trong số người bị Hồng Quang nêu đích danh để vu khống” nên đã công khai thách đố nhà báo Hồng Quang, báo Nhân Dân và Ban Tuyên giáo đối thoại để chứng minh bài viết nào, hay những bài nào của Phạm Trần viết về Việt Nam trong suốt 41 năm qua đã có nội dung “ghép nối, nhặt nhạnh thêm thắt một số chi tiết mùi mẫn, giật gân để gợi sự tò mò của người đọc, sau đó bình luận, bịa đặt, suy đoán có lớp lang để biến thành vấn đề hệ trọng khẳng định đó là hậu quả của âm mưu, thủ đoạn của “bàn tay vô hình”.


            Đọc hết bài viết tôi cũng không thể hiểu nổi Phạm Trần dựa vào đâu để thách đố hay chỉ tuyên bố cho có tính chất giật gân, thu hút người đọc mà thôi. Bởi vì, ngay như với bản thân tôi một người công dân bình thường của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không cần tìm đâu xa chỉ đọc trong bài viết này đã thấy Phạm Trần có những bình luận suy đoán, xuyên tạc thiếu khách quan để phục vụ cho mục đích chống đối của mình rồi. Phạm Trần cho rằng “hầu như bài viết nào của tôi về Việt Nam cũng có trích dẫn tài liệu dựa theo lời nói hay văn bản là sản phẩm của Lãnh đạo, Đại biểu Quốc hội, cán bộ nhà nước, các nhân chứng hay báo chí trong nước liên quan đền sự việc xảy ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam, hay bên ngoài Việt Nam nhưng là chuyện của Việt Nam”. Đúng là Phạm Trần có trích dẫn nhưng ngay trong bài viết này khi trích dẫn trong Nghị quyết TW4 khóa XII. Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống, và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để chúng ta khắc phục thì Phạm Trần lại xuyên tạc thành “Như thế thì đã nát chưa, hay chiếc áo tươi tả của đảng hãy còn tốt chán?”. Rồi các biểu hiện suy thoái về lối sống thì Phạm Trần cho rằng đó là “nói cho dân biết về lối sống xấu xa của đám “đầy tớ nhân dân” ai đọc cũng phải lắc đầu tội nghiệp cho phận dân đen”.Phạm Trần đâu biết rằng tất cả nhân dân Việt Nam đều nhận thấy Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung  ương Đảng khóa XII đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đảng không ngại chỉ ra, không dấu diếm khuyết điểm, suy thoái đề tìm cách khắc phục. Toàn thể nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng, phấn khởi và tin tưởng Đảng ta sẽ khắc phục được các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa để xây dựng Đảng thực sự trong sạch đủ sức lãnh đạo đất nước ta đi lên CNXH. Thật đáng thương cho những con người như Phạm Trần mấy mươi năm vẫn lạc vào cõi u mê không nhận thấy con đường chân lý mà cả dân tộc Việt Nam đang vững bước tiến lên.
T.Đ.Đoàn

0 nhận xét: