Đấu tranh chống Chủ nghĩa chống cộng là vấn đề có tính
quy luật, là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển và hiện thực hóa chủ
nghĩa xã hội khoa học nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung. Không phải
ngày nay, cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa chống cộng mới trở nên quyết liệt.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, ngay từ khi ra đời, chủ nghĩa
cộng sản đã bị các thế lực chống cộng coi là “bóng ma cộng sản”, một mới nguy
cơ mà chúng cần phải loại bỏ. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra điều này và cho rằng: “Tất cả thế lực của Châu âu
cũ: Giáo Hoàng và Nga Hoàng , Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp và bọn
cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử
bóng ma đó”.
Xét về mặt lý luận, chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa
chống cộng là hai hệ tư tưởng đối lập, không thể dung hòa, là biểu hiện về mặt
lý luận của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, các nhà kinh điển mác xít đã chỉ
rõ: “Tất cả những lời phản đối nhằm chống lại phương thức cộng sản chủ nghĩa
của sự sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm vật chất được tung ra, cũng nhằm
chống lại sự sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm tinh thần”, và thực chất chỉ
là sự biện hộ, níu kéo, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, đấu
tranh chống Chủ nghĩa chống cộng là quy luật tất yếu, yêu cầu khách quan của
quá trình phát triển của CNXH khoa học.
Về mặt thực tiễn, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đã
diễn ra ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản ra đời với tư cách là một học thuyết,
các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã có những đóng góp to lớn trong đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực chống cộng. Trong những
năm gần đây, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới và cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ, nhất là tin học đang phát triển mạnh mẽ cùng với những
khó khăn, thách thức nảy sinh do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế
- tài chính toàn cầu và những diễn biến phức tạp mới trong tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ, các thế lực thù địch ngày càng ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn
biến hòa bình” chống phá cách mạng các nước, trong đó Việt Nam được xác định là
một trọng điểm. Những phần tử cơ hội chính trị ở trong nước hùa theo những luận
điểm sai trái của địch, ra sức công kích Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
“Diễn biến hoà bình”
là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước
hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành. Nó là bộ phận quan trọng
trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc
trên thế giới. Chúng sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn
hoá, đối ngoại, an ninh… để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội
chủ nghĩa; kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị
đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tụ do tôn giáo, sắc tộc,
khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên chính trị, làm mơ hồ giai cấp
và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích lệ lối sống tư sản và làm
phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số bộ phận sinh viên; triệt
để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và
thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. Thực
tế này cho thấy, cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực phản động, bảo vệ sự trong sáng, tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin là vấn đề có tính quy luật, là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách
mạng trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
NguyenTranTruong-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét