CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM – NỖI OAN HÀNG THẬP KỶ

Kết quả hình ảnh cho IÊN GIỚI TÂY NAMTính từ khi quân Pol Pot gây hấn biên giới Việt Nam cho đến ngày sự thật được phơi bày khi những kẻ cầm đầu Khmer đỏ bị xét xử là hơn 30 năm (1975 – 2006).
Sau sự kiện 30/4/1975, quân Pol Pot đã tiến hành xâm lấn biên giới Việt Nam mà đầu tiên là đảo Phú Quốc (4/5/1975) rồi tới đảo Thổ Chu giết chết 500 thường dân. Chúng gây ra hàng loạt cuộc thảm sát nhân dân biên giới Việt-Cam.
Tháng 4/1977, quân Pol Pot tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường.
Tới 25/9, 4 sư đoàn quân Pol Pot đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích.
Tính từ tháng 5-1975 đến ngày 23-12-1978, Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Chủ trương của quân Pol Pot là “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.
Ngày 31/12/1977 Việt Nam đưa vào Campuchia 6 sư đoàn bộ binh đánh sâu vào đất Campuchia giải thoát cho một số cán bộ quan trọng của Campuchia trong đó có Thủ tướng tương lai Hun Sen.Cuộc tấn công này được xem là lời “cảnh cáo” cho chính quyền Khmer Đỏ.
Việt Nam đề nghị đàm phán nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot nhiều lần từ chối, và giao tranh lại tiếp diễn. Từ 12/1977 đến 6/1978, hơn 30 vạn thường dân Việt Nam phải di tản vào sâu trong nội địa.
Ngày 13/12/1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc,chính quyền Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Trước tình hình đó Việt Nam bắt đầu đánh trả với lực lượng được chỉ huy bởi tướng Lê Trọng Tấn: Quân đoàn 2 (Sư 304, 325) Quân đoàn 3 (Sư 10, 31, 320, 302) Quân đoàn 4 (Sư 7, 9, 341, 2 – Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh) Quân khu 5 (Sư 307, 309 – Lữ đoàn đặc công 198) Quân khu 7 (Sư 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117,Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7) Quân khu 9 (Sư đoàn 4, 330, 339)Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101. Đoàn 901 không quân (Sư đoàn không quân 372, Trung đoàn 921) và hơn 1 vạn quân thuộc Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (UFNSK) (là chính phủ kháng chiến được thành lập bởi Hun Sen)
Từ tháng 6/1977 đến tháng 12/1978, quân tình nguyện Việt Nam đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Kết thúc cuộc chiến, quân tình nguyện Việt Nam tiêu diệt hơn 10 vạn quân Pol Pot.
Đến 7-1-1979, Phnom Penh được giải phóng nhưng 10 năm sau, cuộc chiến tranh mới kết thúc, hơn 3 triệu dân Campuchia chết dưới nạn diệt chủng của Pol Pot. Cuộc chiến kết thúc với thiệt hại của Việt Nam là 50 ngàn đến 55 ngàn quân nhân hi sinh hoặc mất tích và 200 ngàn người bị thương, hơn 55 ngàn dân thường chết hoặc bị thương (Riêng tỉnh Bình Định đã có gần 10 ngàn liệt sĩ).
Cái nhìn của quốc tế và khó khăn của Việt Nam
Các đợt tấn công của quân Pol Pot mang tính chất xâm lược lãnh thổ Việt Nam. – Cuộc chiến biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đây là cuộc chiến nhân đạo giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng và giúp họ xây dựng chính quyền Campuchia mới.
Quan điểm của quốc tế: – Ngoài Liên Xô ra thì cả khối XHCN và khối TBCN đều ủng hộ chính quyền Khmer đỏ và cho rằng Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia.
Phương Tây và Trung Quốc đều viện trợ nhân đạo cho chính quyền Khmer đỏ mà trong đó chính Trung Quốc là nước viện trợ tích cực nhất cho chính quyền Khmer đỏ (nếu không muốn nói chính Trung Quốc đã hậu thuẫn cho chính quyền Khmer đỏ tấn công Việt Nam).
Phương Tây mà đứng đầu là Mỹ đã tuyên truyền: Việt Nam đang “Thuộc địa hóa” Campuchia theo thuyết “Chủ nghĩa bành trướng của cộng sản” mà họ nêu lên vài thập kỉ trước. Họ gọi Việt Nam là Đế chế Cộng sản ở Đông Dương, rằng Hà Nội muốn thành lập 1 Liên Bang Đông Dương và lãnh đạo 3 nước Đông Dương.
Trong khi đó, chính phủ Lào vẫn giữ tính trung lập ( Sau này trong cuốn Red Brotherhood at war – Chân lý thuộc về ai , tác giả có nói đó là ” Sự lu mờ của chủ nghĩa cộng sản trung lập” để chỉ chính phủ Lào).
Chính phủ Thái Lan thì không công nhận cuộc chiến của Việt Nam, đến năm 1982 thì bắt đầu xung đột với quân tình nguyện Việt Nam ở biên giới Thái-Cam, để Khmer đỏ đóng quân ở đấy và nhận viện trợ từ Phương Tây và Trung Quốc, đến năm 1988 thì chấm dứt.
Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Trần Quang Cơ có đoạn: ngoài Trung Quốc và Singapore, tất cả các thành viên trong cuộc họp ngày 16/08/1989 đều thừa nhận hành vi diệt chủng của Khmer Đỏ .
Và theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì lúc đó Mỹ cảnh báo Singapore rằng sẽ có “máu đổ trên sàn nhà” nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ Khó khăn của Việt Nam.
Về kinh tế: Cùng với việc hậu thuẫn cho chính quyền Khmer đỏ xâm lược Việt Nam, từ năm 1976 Trung Quốc đã ngừng gói viện trợ không hoàn lại 500.000 tấn gạo hàng năm và cắt việc cung cấp hàng tiêu dùng. Khó khăn càng nhiều khi các nước khác viện trợ nhỏ giọt và tiếp đó là lũ lụt năm 1978 – trận lụt lớn nhất trong 60 năm làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.
Phương Tây sau đó chỉ còn Pháp viện trợ số lượng ít, các nước TB khác vẫn chờ phản ứng của Mỹ (mà Mỹ lại siết chặt cấm vận).
Khó khăn đã khiến khẩu phần ăn trong nước bị giảm xuống 1kg gạo/tháng, kể cả quân tình nguyện trên đất Campuchia cũng bị cắt giảm như vậy. Mặc dù vậy, năm 1979 Việt Nam vẫn viện trợ cho Cộng hòa Nhân dân Campuchia 120.000 tấn lương thực.
Về chính trị – quân sự: Trung Quốc bắt đầu gây hấn ở Biển Đông và các tỉnh phía Bắc Việt Nam mà đỉnh điểm là cuộc xâm lược toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 1979 và sau đó là “Sự kiện Gạc Ma” 1988.
Tháng 4/1981 Việt Nam đã thể hiện việc sẵn sàng rút tất cả quân tình nguyện khỏi Campuchia nếu Trung Quốc ký một hiệp ước không xâm lược Việt Nam, Lào và Cộng hoà nhân dân Campuchia. Nhưng Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận đề nghị trên.
Chiến tranh kết thúc: Tính đến 1986 thì lực lượng Khmer đỏ hầu như tan rã nhưng Việt Nam vẫn duy trì hàng rào quân sự tại biên giới Lào-Campuchia với 150 ngàn quân. Tới tháng 9/1989 thì rút hoàn toàn về nước. Năm 1992-1993 thì lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Campuchia tạm thời quản lý đất nước này.
Tháng 12/1999, Ta Mok và các thủ lĩnh còn lại đầu hàng, Khmer Đỏ trên thực tế chấm dứt sự tồn tại. Năm 2006 phiên tòa xét xử tội ác Khmer đỏ được thành lập, ngày 26/7/2011 phiên tòa xét xử phiên đầu tiên. Cuộc chiến 10 năm của Việt Nam có kết quả.
Và trên hết, thế giới đã nợ Việt Nam một lời xin lỗi.


0 nhận xét: